Cổ nhân dạy “Phú quý không kết 3 bạn, nghèo khó không tìm 3 người”: Dù giàu hay nghèo cũng phải biết chọn bạn mà chơi, đừng để cuộc đời lao dốc
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Tổ tiên bất nhân, vợ chồng bất hòa, con cái bất hiếu”: Không sớm thì muộn gia đình cũng lụi bại!Cổ nhân dạy “2 không vay, 3 không uống, 4 không đi”: Làm được cuộc sống ắt tự thuận buồm xuôi gióCổ nhân dạy “Đời người có 3 điều tối kỵ”: Xây nhà quá to, cho con cái quá nhiều, điều thứ 3 rất nhiều người phạm phảiCuộc đời vốn là một vòng luân hồi của sự giàu có cũng như nghèo khổ. Con người chúng ta sẽ có lúc thành công, khi thì sa cơ lỡ vận. Về vấn đề này, người xưa từng dạy rằng: “Phú quý không kết 3 bạn, nghèo khó không tìm 3 người”. Câu nói này có mong muốn nhắn nhủ đến thế hệ sau, dù là giàu hay nghèo hãy kết giao với những người phù hợp. Chỉ có như thế, những người giàu có mới có thể duy trì cũng như tích lũy được thêm tài sản, người nghèo khó cũng nhanh thoát được khỏi nghịch cảnh mà từng bước vươn lên.
“Phú quý không kết 3 bạn”
Thứ nhất, người chỉ quan tâm đến lợi ích
Người xưa cho rằng, chỉ khi bản thân nghèo khó và xuống dốc thì mới biết được đâu là bạn tốt thật sự, đâu là những kẻ đến với mình chỉ vì mục đích riêng. Với những người suốt ngày chỉ xun xoe, nịnh nọt khi bạn có tiền cũng sẽ là người sẵn sàng ngoảnh mặt đi đầu tiên khi bạn rơi vào cảnh túng quẫn.

Chính vì thế, dù có khó khăn thế nào cũng đừng tìm tới những kẻ ngày ngày chỉ quan tâm lợi ích. Tốt nhất hãy tránh xa họ càng sớm càng tốt, cuộc đời của bạn cũng theo đó ngày càng khởi sắc hơn.
Thứ hai, người theo chủ nghĩa khoái lạc
Thực tế, những người theo chủ nghĩa khoái lạc luôn muốn có thể né tránh khổ đau, mưu cầu lạc thú và dễ bị ham muốn chiếm lấy. Nếu như giao du với những người này, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn theo những thú vui của họ, tiêu tốn rất nhiều tài sản một cách không đáng có, dễ dàng dẫn đến tình trạng lười biếng, ỷ lại và lúc nào cũng chỉ thích “ăn không ngồi rồi”.
Trên thực tế, lười biếng chính là con đường ngắn nhất hủy hoại một người. Vì thế, những người thế hệ trước tin rằng, một khi đã giàu có thì mỗi người chúng ta cần phải tránh xa những con người lười lao động, không có chí tiến thủ mà chỉ biết ham vui ham chơi.
Thứ ba, người hành động không màng đến đạo đức
Đạo đức là thứ quyết định hành vi của con người. Theo quan niệm của người xưa, một khi đã làm người chắc chắn không thể sống thiếu đức hạnh. Đất nước cũng không thể thịnh vượng nếu người dân không màng đến vấn đề đạo đức.

Người vừa có tài vừa có đức chắc chắn sẽ được trọng dụng. Tuy nhiên, người có tài mà không có đức, cơ hội chỉ có hạn; người không tài không đức sẽ chẳng có ai coi trọng. Những người coi thường đạo đức là đối tượng mà người giàu nên tránh xa, nếu kết bạn càng lâu suy nghĩ sẽ càng lệch lạc.
“Nghèo khó không tìm 3 người”
Thứ nhất, người coi thường bạn
Trong cuộc sống này, con người chắc chắn không thể nào tránh khỏi những lúc thất thế, khó khăn. Chỉ những lúc như thế, bạn mới có thể nhìn thấu được những mối quan hệ khác ở xung quanh mình. Chắc chắn sẽ có những người chỉ trực chờ khi bạn khó khăn để tỏ ý coi thường bạn.
Đối với những người như thế, dù có khó khăn đến mấy hay đang trong tình cảnh nghèo khó cũng không nên mở lời với họ. Nguyên nhân bởi, họ sẽ gần như không chịu giúp bạn. Không những thế, họ còn lấy những khó khăn, thất bại mà bạn vừa mới trải qua để làm chủ đề bàn tán. Chưa kể, những người này còn sử dụng những lời lẽ châm biếm, cay nghiệt khiến cho bạn nhụt chí, không còn mạnh mẽ để thoát được khỏi nghịch cảnh như hiện tại.
Thứ hai, người không hề biết ơn
Trong cuộc sống, nhiều khi bạn cũng từng giúp đỡ khá nhiều người. Tuy nhiên đến khi bạn gặp khốn khó, những người được bạn giúp đỡ năm xưa lại không hề có động thái nào muốn hỗ trợ bạn dù họ đang có tài chính dư dả, cuộc sống sung túc. Điều này cho thấy rằng, những người này không hề có khái niệm thế nào là biết ơn. Những việc bạn làm đối với họ không là gì cả và cũng không đáng để nhắc đến.

Với những lý do này, tốt nhất bạn nên tránh giao du với họ càng sớm càng tốt; tránh việc đặt lòng tin và lòng tốt nhầm chỗ, đến khi nhận lại sẽ chẳng được gì.
Thứ ba, người giúp đỡ bạn vì một động cơ nào đó
Nếu trong những lúc gian nan, khốn khó, bạn tìm đến sự giúp đỡ của một người nào đó và ngay lập tức họ đồng ý, bạn đừng nên quá vui mừng mà hãy thật cảnh giác. Nguyên nhân bởi, rất có thể họ sẽ không giúp đỡ bạn vì một mối quan hệ thân thiết đơn thuần, hoặc là thấy khó mà giang tay cứu giúp mà là bởi họ còn có một động cơ khác. Để được họ hỗ trợ, nhiều khi bạn sẽ phải trả một cái giá đắt hơn thế.
Có thể nói, hoàn cảnh nghèo khó nhiều khi sẽ khiến chúng ta trở nên cảm tính và không suy nghĩ một cách lý trí. Tuy nhiên, đừng chỉ vì một phút khó khăn mà có thể dễ dàng chấp nhận đánh đổi với những người này, bạn sẽ không thể nào biết được họ đang suy tính những gì trong đầu đâu. Trong mọi trường hợp, cần phải giữ cho mình sự lý trí và tỉnh táo.