Cổ nhân dạy “Đời người có 3 điều tối kỵ”: Xây nhà quá to, cho con cái quá nhiều, điều thứ 3 rất nhiều người phạm phải
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy ‘Thành bại của đời người gói trọn trong 7 chữ “độ”’: Đó là những chữ gì?Cổ nhân dạy “Nhân sinh như 3 chén trà”: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình nhưng lại nhạt như gió thoảngCổ nhân dạy “30 tuổi tu dưỡng, 50 tuổi cúi mình, 70 tuổi mới có thể tự tại”: Tưởng dễ mà lại khóSống trên đời này, có những điều chúng ta nên làm, nhưng cũng có những điều tốt nhất chúng ta nên tránh. Từ thời xa xưa, cổ nhân đã đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu, sau đó tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau. Nếu như chúng ta biết sớm thì sẽ sớm tránh được những “đường vòng” cũng như những phiền phức không đáng có trong cuộc sống này.
Vì thế, người xưa có câu: “Đời người có 3 điều tối kỵ”. Thứ nhất là xây nhà quá to, thứ hai là cho con cái quá nhiều và điều cuối cùng là điều mà rất nhiều người phạm phải.
Vậy, 3 điều tối kỵ cần tránh là những điều gì?
Thứ nhất, xây nhà quá to
Người xưa thường nói rằng: “Biết đủ thường vui”, người luôn hài lòng với cuộc sống hiện tại chính là những người giàu có nhất. Sống trên đời này, nếu như điều kiện kinh tế không đủ thì đừng dại gì mà cả đời cứ thắt lưng buộc bụng, bóp mồm bóp miệng và dành tiền dựng lên một khối vững chắc rồi lại phải làm vất vả, còng lưng mà trả nợ… Mãi đến cuối đời, khi trả được món nợ rồi, sức khỏe cũng ngày càng yếu ớt, thậm chí bệnh tật đầy người, sống trong khổ sở.

Nhà cửa đúng là vô cùng quan trọng bởi đó là cơ ngơi lớn nhất của một đời người. Thế nhưng, xây dựng một ngôi nhà cần phải vừa sức với điều kiện và hoàn cảnh gia đình. Chưa kể, nhiều nhà còn xây dựng nhà to với mục đích khoe khoang, để được mọi người trầm trồ và tán thưởng. Thế nhưng mấy ai biết được, những ngày sau đó họ sẽ phải làm việc cật lực, chạy vạy khắp nơi để trả nợ. Xây nhà to kiểu như thế không gọi là hưởng thụ mà đó là cách sống sai lầm, tự mình làm khổ mình.
Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, mọi người sẽ cần tìm về tổ ấm quen thuộc và ấm áp chứ không phải là một nơi rộng rãi nhưng lạnh lẽo, trong lòng luôn cảm thấy trống vắng và bất ổn.
Thứ hai, cho con cái quá nhiều
Người Việt thường có câu nói rằng: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Chính vì thế, hầu hết các bậc cha mẹ làm ra bao nhiêu tiền đi chăng nữa, họ đều có xu hướng để lại cho con cái của mình. Họ cho con cái tất cả, lo cho con từng đường đi nước bước nên các con thành ra ỷ lại, không biết lo cho mình, thậm chí đến hơn 30 tuổi vẫn sống phụ thuộc vào bố mẹ.
Bên cạnh đó, nếu như bố mẹ cho con cái quá nhiều mà không để lại cho mình thứ gì, đến khi về già tuổi cao sức yếu, họ sẽ trở thành gánh nặng của con cái, đấy là vẫn chưa tính những lúc bệnh tật và ốm đau. Trong cuộc đời này, nuôi con là dạy con cách sống, cách tự lập cũng như đi trên chính đôi chân của mình. Tài sản quý giá nhất của cha mẹ chính là tặng cho con nhân cách sống, giáo dục con cái cách làm người chứ không phải là cho tiền cho bạc hay của cải vật chất. Nếu có để lại cho con, tốt nhất cha mẹ cũng không cho hết, hãy giữ lại một phần nhất định để có thể tự lo cho bản thân mình mỗi khi tuổi cao, sức yếu, đó chính là chừa lại một con đường lui cho mình.

Vẫn biết rằng, cha mẹ lúc nào cũng yêu thương và bảo vệ con cái. Tuy nhiên, nếu như con cái trưởng thành và đến tuổi lập nghiệp, nếu như cha mẹ vẫn thường xuyên chăm lo và chu cấp sẽ hình thành cho chúng thói quen dựa dẫm, sợ hãi cuộc sống bon chen vất vả, không có chí tiến thủ. Đến khi cha mẹ không còn trên đời, chúng sẽ trở nên “vô tích sự” và trở thành những kẻ ăn bám xã hội.
Chính vì thế, dù có thương xót con cái như thế nào đi chăng nữa, cha mẹ hãy để cho con mình được vấp ngã, được trải nghiệm trên con đường đời. Chỉ có như thế, con cái mới có cơ hội để trưởng thành, biết cách yêu thương, tôn trọng cũng như biết ơn cha mẹ.
Một khi tiền bạc dư dả, các bậc cha mẹ nên giữ lại cho bản thân để hưởng thụ, dưỡng già và đi du lịch, thưởng thức những món ăn ngon, bù đắp những ngày tháng làm việc nặng nhọc, vất vả để nuôi nấng con cái. Một khi con cái thực sự trưởng thành, họ cũng chỉ mong cha mẹ có thể chăm lo cho mình, có một khoản tiền nhất định để hưởng thụ tuổi già.
Thứ ba, dốc sức để kiếm tiền, đến cuối đời mua giường bệnh
Người xưa thường nói rằng “Có sức khỏe là có tất cả”. Sức khỏe dù là bất cứ lúc nào cũng phải được ưu tiên và đặt lên hàng đầu. Vẫn biết rằng phải có tiền mới có thể trang trải cuộc sống, nhưng nếu sức khỏe không có thì dù nhiều tiền đến mấy cuộc sống cũng không thể vui vẻ, mọi thứ cũng chỉ giống như phù du mà thôi.

Dành cả cuộc đời để lao động vất vả, sống hao tâm khổ tứ và suy nghĩ phải làm sao để có tiền để sống sung sướng. Thế nhưng đến cuối đời, nhiều người lại chẳng còn sức lực để suy nghĩ như thế nữa; họ chỉ mong sao mình có đủ tiền để trả viện phí, trả thuốc men mà thôi. Chỉ vì cố gắng kiếm tiền, chẳng may rơi vào vòng xoáy dục vọng nên cả đời cứ cật lực kiếm tiền nhiều hơn nữa mà không màng đến sức khỏe, đến cuối cùng thoi thóp trên giường bệnh, sức khỏe suy yếu, đây là điều mà mọi người mong muốn hay sao?