VARS: Các nhà đầu tư ngoại đang âm thầm “thâu tóm” dự án bất động sản trong nước
BÀI LIÊN QUAN
Hoạt động M&A và IPO toàn cầu suy sụpThương vụ M&A: Cuộc chiến “thâu tóm” trên thị trường bất động sảnM&A vẫn rất khiếm tốn, bao giờ thị trường mới khởi sắc?Theo Nhịp sống thị trường, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, hoạt động M&A diễn ra sôi động với hàng loạt thương vụ lớn. Các doanh nghiệp bất động sản thâu tóm thêm nhiều quỹ đất lớn, từ dự án căn hộ cho đến các bất động sản văn phòng, công nghiệp,...
Và trong thời gian gần đây, bước vào giai đoạn dòng tiền khó, vướng mắc thủ tục đầu tư và pháp lý kéo dài, thanh khoản sụt giảm, điều kiện vay vốn đang ngày càng khó khăn khiến cho doanh nghiệp phải tính đến việc bán một phần hoặc là toàn bộ dự án. Đây chính là hướng đi giúp cho các doanh nghiệp có thể xoay xở dòng tiền trả nợ, tránh tình trạng sụp đổ, giải thể và mang đến dòng tiền để có thể tiếp tục triển khai những dự án khác.
Cũng trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, VARS cho hay, trong thời gian 6 tháng, các nhà đầu tư ngoại đang duy trì sự quan tâm đến các dự án bất động sản trong nước. Càng về sau thì mức độ quan tâm lại càng tăng lên. Những dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý chính là mục tiêu săn lùng của nhiều nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư ngoại cũng đang thực hiện các thương vụ thâu tóm dự án bất động sản ở Việt Nam phần lớn là đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,... Và chỉ có một số ít doanh nghiệp Việt Nam, có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chơi với những thương vụ quy mô vừa và nhỏ.
VARS cho biết: “Keppel Land, Frasers, WHA, Central Retail,... chinh là những tên tuổi ngoại đã và sẽ tìm kiếm cho mình cơ hội M&A ở những phân khúc bất động sản thương mại, nhà ở và công nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp trong ngành thì các nhà đầu tư từ các lĩnh vực khác cũng đang tìm kiếm cho mình cơ hội gia nhập cũng như mở rộng danh mục đầu tư sang ngành bất động sản”.
Và phương thức mua bán, chuyển nhượng chủ yếu vẫn là nhận chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp dự án. Có một số thương vụ đã tách riêng doanh nghiệp dự án để đối tác ngoại mua đứt - đây cũng chính là lựa chọn được đối tác ngoại ưa thích.
Số lượng các chủ đầu tư có nhu cầu tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng hay hợp tác đầu tư dự án rất lớn. Thay vì giữ vững kỳ vọng được giá thì các chủ đầu tư dần thể hiện được thiện chí thương lượng với mong muốn có thể đàm phán sớm được thành công.
Cũng theo VARS, tính đến thời điểm hết quý 2/2023, hầu hết các thương vụ M&A mới đang chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu - đây chính là giai đoạn tìm kiếm cũng như khảo sát, chưa đi đến bước đàm phán cũng như chốt giao dịch.
Các chuyên gia của VARS cũng nhận định rằng, trong thời gian sắp tới, hoạt động M&A sẽ tiếp tục sôi động. Những thương vụ hoàn tất bước thăm dò, khảo sát trong quý 2 sẽ tiếp tục chuyển sang bước đàm phán, thương lượng trong quý 3 và có thể thị trường sẽ chứng kiến được một vài thương vụ thành công đầu tiên trong quý 4/2023.