Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro (Risk-Adjusted Capital Ratio) là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?Sức mua (Purchasing Power) là gì?Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là gì?
Trong tiếng Anh, tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro được gọi là Risk-Adjusted Capital Ratio. Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro được các công ty, doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá khả năng có thể hoạt động tiếp được không khi gặp phải trường hợp suy thoái kinh tế. Cách tính tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là chia tổng vốn đã điều chỉnh của một tổ chức tài chính cho các tài sản có rủi ro.
Đặc điểm của tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro
- Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là thước đo đối với mỗi tổ chức tài chính để xem khả năng phục hồi của họ sẽ đến đâu dựa trên bảng cân đối kế toán, đồng thời, sẽ vạch ra những nguồn vốn cần phải tập trung để chịu được các rủi ro kinh tế hoặc chống chọi lại với suy thoái.
- Tổ chức có vốn lớn thì tỷ lệ vốn càng cao, chính vì thế ngay cả khi xảy ra suy thoái thì các tổ chức tài chính sẽ có sự ổn định hơn trong hoạt động. Nhưng để đánh giá được chính xác tỷ lệ thiệt hại lại không hề đơn giản mà phải đánh giá dựa trên các yếu tố nhất định.
Ví dụ, một nhà máy sản xuất có thể tạo thu nhập nhưng không đảm bảo được việc tạo ra dòng tiền dương. Vì dòng tiền này sẽ phải phụ thuộc vào chi phí vốn, sửa chữa nhà máy, công tác bảo trì, nguồn lương cùng nhiều yếu tố khác. Đối với một tài sản tài chính, như trái phiếu do doanh nghiệp phát hành thì lợi nhuận lại phụ thuộc vào lãi suất cũng như nguy cơ phá sản có thể gặp phải của doanh nghiệp. Những khoản vay tư ngân hàng sẽ phải đi kèm với một số điều khoản và sự mất mát.

Tính toán tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro thế nào?
Đầu tiên cần phải xác định tổng vốn điều chỉnh để tìm ra tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro. Trong đó, tổng vốn điều chỉnh là tổng vốn của chủ sở hữu và các công cụ gần với vốn chủ sở hữu (còn được gọi là nợ thứ cấp hay các khoản vay chuyển đổi).
Bước thứ hai, phải đo lường giá trị của tài sản có rủi ro. Để tính được giá trị của tài sản có rủi ro thì phải thực hiện phép nhân giá trị của tài sản có rủi ro với rủi ro của mỗi tài sản được chỉ định. Con số này sẽ tồn tại dưới dạng phần trăm và phản ánh tỷ lệ cược với việc tài sản sẽ giữ nguyên giá trị.
Cuối cùng, là chia tổng vốn điều chỉnh cho các tài sản có rủi ro để xác định tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro. Nếu kết quả tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh tỷ lệ rủi ro càng cao thì đồng nghĩa với khả năng chống lại suy thoái của doanh nghiệp là rất lớn.
Tiêu chuẩn hóa của tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro
Mục tiêu của việc tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là đánh giá xem trên thực tế một tổ chức tài chính có thể đối mặt với khủng hoảng ra sao. Đồng thời, nó cũng sẽ cho phép so sánh tỷ lệ giữa những tổ chức có vị trí địa lý khác nhau hay giữa các quốc gia với nhau.

Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là điều bắt buộc phải thực hiện của các tổ chức tài chính để cân đối lại cách hoạt động, tổ chức, sử dụng nguồn tài chính sao cho hiệu quả trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.