Thông tin cần biết về vốn cấp 1 (Tier 1 Capital)
BÀI LIÊN QUAN
Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là gì?Tự do hoá lãi suất (Interest Rate Liberalization) là gì?Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế là gì?Vốn cấp 1 là gì?
Trong tiếng Anh vốn cấp 1 là Tier 1 Capital, được sử dụng như một công cụ để miêu tả về độ an toàn của vốn ngân hàng và để chỉ vốn nòng cốt gồm có vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại. Đối với các ngân hàng thì vốn cấp 1 là hình thức cơ bản hoàn hảo nhất về vốn, những khoản tiền mà ngân hàng tích trữ nhằm duy trì hoạt động đều sẽ có vấn đề rủi ro xảy ra.
Cách thức hoạt động của vốn cấp 1
Theo các cơ quan quản lý thì vốn cấp 1 chính là thước đo tốt nhất, quan trọng nhất cho thấy được sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Vốn tự có sẽ bao gồm lợi nhuận giữ lại cũng như các cổ phiếu phổ thông. Trong một số trường hợp bao gồm cả cổ phiếu ưu đãi không tích lũy và không hoàn trả trong mọi trường hợp. Thông thường, các ngân hàng sẽ tích lũy vốn cấp 1 bằng việc sử dụng những công cụ tài chính mới.
Tuy nhiên, các công cụ này đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, được xem xét và giám sát bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tỷ lệ vốn thông qua các công cụ này chỉ có thể chiếm tối đa 15% tổng số vốn cấp 1 của mỗi ngân hàng. Trong hiệp ước vốn Basel III đã chủ trương việc loại bỏ vốn kiếm được dựa vào các công cụ tài chính mới nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 và 2008, hiệp ước vốn Basel III được phát triển để đáp ứng những thiếu sót trong qui định tài chính lộ ra
Tỉ lệ vốn cấp 1 thường được so sánh với vốn chủ sở hữu của ngân hàng cùng những tài sản có tính rủi ro (RWAs). RWAs là những tài sản có giá trị được quản lý bởi một ngân hàng có trọng số rủi ro tín dụng trên thị trường. Đa phần, các ngân hàng Trung ương đều phải có công thức để tính số trọng số rủi ro tài sản nhằm biết được tình hình tài chính, hoạt động của ngân hàng đang diễn ra thế nào.

So sánh vốn cấp 1 và vốn cấp 2
Vốn cấp 1 và vốn cấp 2 thường bị nhiều người nhầm lẫn nhưng đây là hai loại vốn hoàn toàn khác nhau. Nếu như vốn cấp 1 là nguồn vốn chính của ngân hàng, nắm giữ gần như toàn bộ mọi khoản tích lũy của quỹ, nhằm hỗ trợ ngân hàng bù tiền vào những khoản lỗ, đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn. Trong khi đó, vốn cấp 2 có tính an toàn thấp hơn bao gồm các công cụ lai giữa nợ và vốn, dự phòng tổn thất cho vay và dự trữ định giá lại hay lợi nhuận chưa phân bổ. Vốn cấp 2 hoạt động không thường xuyên mà được xem như công cụ bổ sung trong trường hợp khẩn cấp vì vốn cấp 1 vẫn là nguồn chính của mỗi ngân hàng.

Vốn cấp 1 có nhiều ưu điểm và lợi thế nên được các ngân hàng áp dụng và sử dụng một cách rộng rãi. Đây là khoản vốn cực kì quan trọng không chỉ đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng mà còn “giải cứu” ngân hàng trong những trường hợp khó khăn, cấp bách nhất.