Thị trường gọi xe công nghệ tăng trưởng trở lại hậu đại dịch nhưng lại chịu áp lực lớn khi tài xế bỏ việc
BÀI LIÊN QUAN
Nền tảng mới nhà Vingroup vừa ra mắt, hỗ trợ công nghệ lõi về AI, BigDataHàng nghìn nhân viên Goldman Sachs bị sa thải: Ngân hàng tiếp nối cuộc khủng hoảng của ngành công nghệ Giá trị thị trường công nghệ châu Âu “bốc hơi” hơn 400 tỷ USDTheo Nhịp sống thị trường, các hãng gọi xe và giao đồ ăn sau thời gian trầm lắng vì dịch bệnh đã tìm lại được sự tăng trưởng trong năm nay.
Bộ Công thương cho biết các ứng dụng giao đồ ăn, gọi xe hay vận chuyển hàng hóa như Gojek, Baemin, Grab… thuộc nhóm 10 doanh nghiệp đứng đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp này chiếm tới 95% thị phần doanh thu của các website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thị trường gọi xe công nghệ của Việt Nam chỉ xếp sau Indonesia và Singapore trong khối ASEAN. Trong khi đó, Indonesia là nước có dân số đông, thị trường startup sôi nổi còn Singapore là nước phát triển nhất khu vực.
Khảo sát về mức độ phổ biến của một số nền tảng gọi xe trực tuyến với phương tiện vận tải là ô tô cho thấy hiện Be chiếm 22%, Grab chiếm 66%, FastGo Mygo cùng một số nền tảng khác dưới 10%.
Công nghệ khó được cải tiến khi doanh nghiệp không tiếp cận được ưu đãi về thuế
Thực tế đã có một số chính sách hiện hành quy định mức ưu đãi về thuế và tín dụng đối với các doanh nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, đa số các doanh nghiệp hiện nay đang khó tiếp cận với những chính sách này.Triển vọng tăng trưởng năm 2023 của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc
Các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc trước khi bước vào năm mới. Giới chuyên gia phân tích kỳ vọng rằng việc các quy định kiểm soát COVID 19 được nới lỏng sẽ giúp các công ty công nghệ tăng tốc mặc dù triển vọng vẫn còn đó rất nhiều rủi ro…Xu hướng công nghệ bất động sản (proptech): “Mỏ vàng” cho nhà đầu tư
Giữa “rừng” thông tin về lĩnh vực bất động sản, công nghệ chính là chìa khóa giúp cho nhà đầu tư tìm kiếm, chắt lọc thông tin chính xác, đáng tin cậy nhằm đưa ra quyết định hợp lý nhất có thể, tránh việc phải “mua đỉnh bán đáy” hay cắt lỗ sâu mà thanh khoản vẫn kém.
Báo cáo của Q&Me 2020 cho thấy có 5 ứng dụng giao nhận đồ ăn phổ biến tại Việt Nam là ShopeeFood, Grab, Gojek, Beamin và Loship (ứng dụng Việt duy nhất).
Đặc biệt, Baemin đã phát triển dịch vụ ở khắp 21 tỉnh thành chỉ sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam kể từ năm 2019. Theo đó, nền tảng này lọt vào top 5 doanh nghiệp đứng đầu thị trường cung cấp dịch vụ TMĐT trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022.
Về Be, ứng dụng này đã có hơn 20 triệu lượt tải, xử lý trung bình hơn 10 triệu giao dịch mỗi tháng với tỉ lệ khách hàng dùng nhiều hơn 2 dịch vụ đạt hơn 50%.
Gojek cũng là cái tên chiếm thị phần lớn trong mảng cung cấp dịch vụ. Hiện nền tảng này đang cung cấp nhiều dịch vụ giao hàng, chở khách, giao đồ ăn, với mức tăng trưởng vượt bậc thuộc về mảng giao đồ ăn trực tuyến.
Bên cạnh đó, theo báo cáo Xu hướng Đặt hàng Ăn uống tại Việt Nam năm 2022 của Q&Me tỉ lệ người dùng những ứng dụng hoặc dịch vụ giao đồ ăn trên số những người dùng Internet đã tăng từ 62% lên 83% trong giai đoạn 2020-2021. Đặc biệt, có tới 85% số lượng người dùng những ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến để đặt đồ ít nhất một lần mỗi tuần trong năm ngoái, tăng mạnh so với 80% của năm 2020.
Các cửa hàng kinh doanh biết tận dụng những ứng dụng đặt đồ ăn online đang có cơ hội lớn để phát triển khi ngày càng có nhiều người dân chuyển sang dùng các nền tảng thương mại điện tử phục vụ nhu cầu hàng ngày.
Đáng chú ý, các ứng dụng giao hàng, gọi xe trong năm nay đã gặp nhiều khó khăn. Điển hình nhất là sức ép từ giá nhiên liệu liên tục tăng đè nặng lên các tài xế vì càng chạy xe càng lỗ. Nhiều tài xế đã nghỉ việc hoặc tắt ứng dụng vào lúc cao điểm.
Đa số các tài xế đều đưa ra lý do rằng họ chịu thiệt với thu nhập ít ỏi do hãng vẫn giữ mức chiết khấu cao trong khi giá cước chỉ nhích lên chút còn giá xăng đã tăng cao hơn trước. Việc nhiều tài xế bỏ việc đã gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu và thời gian chờ gọi xe hay giao đồ ăn đều lâu hơn.
Do đó, sức ép đè nặng lên các công ty công nghệ trong khi vừa phải tìm giải pháp giữ chân nhân viên, vừa đưa ra mức giá cạnh tranh để phù hợp với khách hàng.