meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phương Tây có thể rước lấy khủng hoảng khi áp giá trần dầu Nga

Chủ nhật, 25/09/2022-22:09
Phương Tây đang muốn áp giá trần dầu Nga nhằm ngăn Moscow kiếm tiền từ xung đột, đồng thời ổn định thị trường dầu. Tuy nhiên, khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra nếu kế hoạch phản tác dụng.

Theo Bloomberg cho rằng, kế hoạch trừng phạt của châu Âu đối với dầu Nga nghi bị phản tác dụng. Khi giá năng lượng tăng cao, hậu quả giáng lên các doanh nghiệp của Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác sẽ là rất lớn. 

Do vậy, Bộ Tài chính mỹ đã đưa ra một giải pháp đó là áp giá trần đối với dầu Nga.

Kế hoạch cụ thể, những công ty nhập khẩu muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển của EU đối với dầu của Nga sẽ phải tuân thủ giới hạn giá. Mức giá trần sẽ cao hơn chi phí sản xuất của Nga nhưng không được cao hơn quá nhiều, để duy trì động lực xuất khẩu cũng như giảm doanh thu từ năng lượng của Nga.

Kế hoạch này được đưa ra hồi tháng 5, sau khi các bộ trưởng tài chính của G7 thảo luận về ý tưởng này trong cuộc họp tại Bonn (Đức). Tuy nhiên, trong suốt nhiều tuần, đề xuất không đạt nhiều tiến bộ, ngay cả khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tích cực kêu gọi trên phạm vi toàn cầu.

Nhưng bước đột phá đã xuất hiện trong cuộc họp ngày 2/9 của các bộ trưởng tài chính G7. Tại đây, nhóm đã chính thức thông qua kế hoạch.


Mỹ muốn áp giá trần dầu Nga để chặn nguồn thu của Moscow, nhưng vẫn không gây gián đoạn cho thị trường toàn cầu
Mỹ muốn áp giá trần dầu Nga để chặn nguồn thu của Moscow, nhưng vẫn không gây gián đoạn cho thị trường toàn cầu

Tuy nhiên, những rào cản và hoài nghi vẫn hiện hữu. Các quốc gia châu Âu phải nhất trí bổ sung ngoại lệ đối với những lệnh trừng phạt. Trong khi, một số thành viên như Hungary lại không coi kế hoạch này là cần thiết hay thích hợp. Thậm chí, một số chuyên gia, thương nhân và giám đốc trong ngành năng lượng khẳng định chắc chắn rằng kế hoạch này sẽ thất bại.

Giới quan sát cho rằng, nếu Trung Quốc và Ấn Độ - hai khách hàng lớn của dầu Nga không tham gia, kế hoạch áp trần giá dầu này chắc chắn sẽ thất bại.

Trên thực tế, kế hoạch áp giá trần sẽ không bào mòn doanh thu từ năng lượng của Điện Kremlin như Washington mong muốn. Nhưng kế hoạch sẽ ngăn chặn đà tăng của giá dầu. Bên cạnh đó, EU và đa số các thành viên G7 đều không nhập khẩu nhiều dầu của Nga qua đường biển. Mà các khách hàng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

"Nếu Nga chỉ còn 3 khách hàng lớn, Moscow sẽ mất đi lợi thế trong việc thương lượng giá", ông Julian Lee - chiến lược gia về dầu mỏ của Bloomberg - nhận định.

Đấy là kịch bản mà các bộ trưởng tài chính mong đợi, dù là thông qua việc áp giá trần hay tăng lợi thế thương lượng cho người mua.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo kịch bản có thể thể nhiều rủi ro hơn. Ông Craig Kennedy tại Davis Center for Russian and Eurasian Studies (thuộc Đại học Harvard) cho biết, có ít nhất 50% lượng dầu xuất khẩu của Nga, tương đương khoảng 7,5 triệu thùng/ngày có thể mắc kẹt tại Nga bởi các lệnh trừng phạt của châu Âu. Nguyên nhân do các khách hàng không tham gia kế hoạch áp giá trần sẽ không thể sử dụng dịch vụ vận chuyển từ các nơi khác.

Theo vị chuyên gia từ Harvard, Nga sẽ đối mặt với một lựa chọn khó khăn, hoặc bán dầu cho các quốc gia tham gia kế hoạch áp giá trần, hoặc giới hạn sản lượng để đẩy cao giá bán. Đây không phải một lựa chọn dễ dàng bởi điều này khiến Nga không chỉ mất thêm doanh thu từ dầu mà đồng thời tạo ra thiệt hại lớn với các giếng dầu của nước này.

Điều này có thể thúc đẩy Moscow đe dọa ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt trước tháng 12 - thời điểm mà các lệnh cấm vận của châu Âu có hiệu lực. Động thái này nhằm làm suy yếu quyết tâm của phương Tây.

Nếu kịch bản này xảy ra, Mỹ và châu Âu sẽ bị đẩy vào thế khó, hoặc rút hết các lệnh trừng phạt và kế hoạch giới hạn giá, hoặc sẽ phải đương đầu đối với một cuộc khủng hoảng năng lượng mà Washington đã lên kế hoạch để phòng tránh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025