Nhộn nhịp sắm Tết: Người tiêu dùng không lo thiếu hàng, sốt giá
Theo Zingnews, chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023. Không chỉ có những hệ thống phân phối, siêu thị lớn đã chuẩn bị một lượng lớn hàng hóa dự trữ, mà những doanh nghiệp sản xuất cũng tất bật chuẩn bị sản phẩm mới phục vụ dịp cao điểm mua sắm cuối năm.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ của Vietnam Report cho thấy, 53,8% doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh trong năm bằng hoặc vượt mức trước dịch Covid - 19.
Dựa theo đà phục hồi này cùng các lợi thế của Việt Nam trong khu vực khi chứng kiến GDP tăng liên tục và cơ cấu “dân số vàng”; 91,7% doanh nghiệp được khảo sát nhận định triển vọng kinh doanh toàn ngành bán lẻ vào dịp cuối năm 2022 sẽ nhiều khả quan so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá bán nhà đất giảm mạnh cận Tết, môi giới liên tục tung chiêu tặng quà khủng
Nhiều căn nhà đất hiện nay đang được rao bán giảm giá khá mạnh. Tuy giá bán đã giảm nhưng vẫn khó bán. Để có thể kích thích thị trường, một môi giới còn tung chiêu giới thiệu “chính chủ bán nhà tặng kèm ô tô”.Đường bay Tết kín chỗ, giá vẫn neo cao
Nhu cầu đặt vé máy bay dịp Tết Nguyên đán 2023 của người dân tăng mạnh, số lượng vé đã gần hết và ngày càng sát ngày giá vé càng tăng.Hàng Tết được lấp đầy kho, lên kế hoạch bình ổn giá thị trường
Cơ quan quản lý ngành công thương đưa ra các dự báo cho thấy, người dân đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho việc mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023. Mức tăng trưởng dự kiến từ 4 - 7% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vẫn chịu tác động của thị trường toàn cầu, giá của một số loại mặt hàng (nhất là nhóm năng lượng) có xu hướng tăng theo giá bán hàng hóa thế giới, nhưng nhìn chung thị trường trong nước đã có sự phục hồi đáng kể sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trong khi, theo phân tích của Cushman & Wakefield, thời điểm cận Tết sẽ có nhiều lễ hội mua sắm, tạo ra làn sóng tiêu dùng với số lượng hàng hóa trang trí, thời trang, công nghệ, tiêu dùng, thực phẩm.
Cushman & Wakefield chỉ ra rằng, thị trường bán lẻ không còn là sân chơi phân tách quá rõ giữa thương hiệu nội hay ngoại nhập. Như vậy, thương hiệu nào được đầu tư chiến lược mạnh, marketing tối ưu, đem tới trải nghiệm tốt cho người dùng thì sẽ chiếm được thị phần lớn.
Tổng cục Thống kê công bố số liệu, cho thấy hoạt động thương mại, dịch vụ tiêu dùng sôi động hơn vào những tháng cuối năm. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 tăng 2,6% so với tháng trước và 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trong 11 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa cộng doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 20,5% so với cùng kỳ.
Thông thường vào cuối năm sẽ là giai đoạn "hái ra tiền" của ngành bán lẻ. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là lúc mà các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, chuyển dịch và chủ động thúc đẩy tiếp cận khách hàng.

Báo cáo “Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt'' của Công ty Tư vấn Quản lý Toàn cầu McKinsey & Company Việt Nam, cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ xem dịp cuối năm để kích cầu tiêu dùng. Chỉ riêng dịp này đã có thể góp tới 30 - 40% doanh số cả năm. Do đó, doanh nghiệp bán lẻ thường đẩy mạnh đầu tư để tạo sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã so với các đối thủ.
Vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp sẽ dồn sức để mang tới đa dạng sản phẩm mới, phù hợp nhu cầu người tiêu dùng. Một điểm nhấn trong đợt này là việc chuẩn bị các sản phẩm dành riêng cho dịp Tết. Các mặt hàng Tết có thể vừa sử dụng, trưng bày hay vừa làm quà tặng cho bạn bè, đối tác.
Đối với người tiêu dùng, mỗi dịp cuối năm sẽ mang tới những băn khoăn, đặc biệt là trong bối cảnh năm nay kinh tế đầy biến động. Không chỉ lo ngại về vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng mà việc lựa chọn những sản phẩm tốt với giá cả phải chăng luôn khiến nhiều người đau đầu.
Cứ đến một mùa Tết, chị Phương (31 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) lại tất bật chuẩn bị trước cả một tháng để đảm bảo mua đủ các mặt hàng với mức giá tốt nhất. Năm nay cũng vậy, nhưng chị Phương càng lo lắng hơn khi chi phí sắm Tết sẽ vượt kế hoạch vì tình hình lạm phát đang tăng mạnh.
"Tết thì vui đấy nhưng lo lắng cũng nhiều, tôi nghĩ tới chuyện mua sắm cuối năm sẽ vượt chi tiêu gia đình là lại bất an" - Chị Phương chia sẻ.

Trong khi có một bộ phận những người phải xa quê để đi làm giờ đây phải băn khoăn về việc sắm sửa quà Tết biếu tặng gia đình, người thân khi về nhà. Anh Tiến (29 tuổi, Phú Yên) chia sẻ, mỗi năm anh đều tiêu khoảng chục triệu để mua quà Tết biếu tặng người thân, đối tác, khách hàng của mình.
"Mỗi năm về quê được mấy ngày Tết nên tôi luôn chuẩn bị quà Tết tươm tất cho gia đình, khách hàng, các đối tác. Năm nay thì giá cả mặt hàng nào cũng tăng cao, tôi cũng bắt đầu đi sắm sửa quà Tết từ bây giờ cho kịp và mua được đồ rẻ" - Anh Tiến cho biết.
Bộ Công Thương cho biết, tính tới thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp và hệ thống các siêu thị trên toàn quốc đều ghi nhận không khí đã rất sôi động để chuẩn bị phục vụ cho nhu cầu mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023 của người dân.
Theo dự báo, nhu cầu mua sắm hàng hóa dịp Tết này sẽ tăng khoảng 30 - 50%. Có không ít doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống đã chuẩn bị và dự trữ nguồn hàng sớm từ hơn 1 tháng nay. Trong đó có một số đơn vị cung cấp thực phẩm đã chuẩn bị lượng hàng tăng gấp 200 đến 300% so với các ngày thường.
Đa số các doanh nghiệp này đều khẳng định: Lượng hàng hóa cho năm nay sẽ rất dồi dào, đầy đủ nên người dân không cần lo tới chuyện khan hàng, sốt giá.
Giám đốc Khối thu mua khu vực phía Nam của Aeon Việt Nam Bùi Công Chính cho hay, Aeon Việt Nam đã chuẩn bị hàng cho giai đoạn cuối năm. Dự kiến sẽ tăng từ 10 - 20% số lượng các mặt hàng thiết yếu, đồ khô, bánh kẹo, gói quà Tết…
MM Mega Market Việt Nam cũng cho biết kế hoạch tăng 20 - 30% so với dịp Tết 2023 và tăng 40 - 50% so với lượng hàng ngày thường. Tăng 100% đối với thực phẩm tươi sống, mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mứt…
Theo dự báo, từ nay đến sát Tết Nguyên đán 2023, sức mua của người tiêu dùng vẫn rất tích cực, thị trường mua sắm Tết ngày càng sôi động hơn so với các dịp Tết năm trước.