meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản mất thị phần, Trung Quốc chớp cơ hội nhảy vào “miếng bánh béo bở” Đông Nam Á

Chủ nhật, 09/10/2022-09:10
Liệu rằng, các “tay chơi” mới đến từ nền kinh tế thứ 2 thế giới có thể thuận lợi thâm nhập vào thị trường xe hơi khu vực Đông Nam - nơi mà những thương hiệu nhật bản đã quá quen thuộc với người dùng.

Các hãng ô tô Nhật Bản chậm chân trong cuộc đua xe điện

Theo Nhịp sống Thị trường, một cuộc cạnh tranh khốc liệt đang xảy ra trên thị trường ô tô điện tại Đông Nam Á, giữa những nhà sản xuất tới từ Nhật Bản và những công ty non trẻ của Trung Quốc, Hàn Quốc và cả các công ty nội địa.

Các dòng xe có mức giá phải chăng tới từ những thương hiệu Nhật Bản như Toyota, Honda, Mitsubishi, Daihatsu và Mazda chiếm một thị phần lớn trên thị trường xe hơi. Trong năm 2019, khoảng 78% tổng số ô tô và SUV bán ra tại Indonesia có giá bán dưới 20.000 USD. 


Sự chuyển dịch sang lĩnh vực EV đang mở ra cơ hội cho nhiều công ty
Sự chuyển dịch sang lĩnh vực EV đang mở ra cơ hội cho nhiều công ty

Thị trường ô tô điện tại Đông Nam Á hiện vẫn khá nhỏ. Chỉ khoảng 16.000 chiếc EV được bán ra vào năm ngoái trong tổng 6,6 triệu chiếc trên toàn cầu. Sự chuyển dịch sang lĩnh vực EV đang mở ra cơ hội cho các công ty như SAIC, Wuling, Great Wall, BYD, Hyundai, VinFast. Nhất là khi các đối tác Nhật Bản đang hạn chế cung cấp xe cho thị trường ô tô điện.

Tới năm 2021, chính phủ của nhiều quốc gia trong khu vực không có những khoản trợ cấp hấp dẫn hay những quy định nghiêm ngặt về việc tiết kiệm nhiên liệu, đã hỗ trợ cho việc áp dụng ô tô điện tại châu  u và những nơi khác. Nghĩa là những công ty hàng đầu như Toyota và Honda không tích cực trong việc theo đuổi dòng xe điện tại Đông Nam Á. 

Thị trường mở lối cho nhà sản xuất từ Trung Quốc

Nhiều hãng sản xuất ô tô điện từ Trung Quốc đang sở hữu những mẫu xe có mức giá phải chăng. Họ đã bắt đầu đưa những chiếc xe này tới một số nước Đông Nam AD. Chẳng hạn, Great Wall Motor và SAIC's MG Motor đã giới thiệu 3 mẫu ô tô điện tại Thái Lan với giá bán từ 20.000 - 30.000 USD.

Wuling - Nhà sản xuất ô tô khác của Trung Quốc đang rất nổi tiếng với mẫu xe Hongguang Mini EV, mới đây lại giới thiệu ra thị trường chiếc EV cỡ nhỏ tại Indonesia với giá 16.000 USD. 

Vì căng thẳng giữa Trung Quốc và một số quốc gia phương Tây đã phần nào khiến Đông Nam Á trở thành trung tâm sản xuất hấp dẫn của các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc mong muốn mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

Những ưu đãi từ chính phủ Đông Nam Á đối với các công ty sản xuất xe điện và pin lithium trong nước cũng thúc đẩy các khoản đầu tư tới từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Đông Nam Á. Nổi bật như các thương hiệu BYD, Great Wall Motor, Hyundai, MG Motor, Wuling đã đạt nhà máy sản xuất tại Indonesia hoặc Thái Lan.


VinFast xác định mục tiêu sản xuất tại nhà máy Mỹ vào năm 2024
VinFast xác định mục tiêu sản xuất tại nhà máy Mỹ vào năm 2024

Quá trình chuyển đổi công nghệ đã tạo thêm cơ hội cho hàng loạt nhà sản xuất mới góp mặt vào thị trường. VinFast cũng được sự hậu thuẫn của VinGroup - Tập đoàn hàng đầu Việt Nam, đã bắt đầu sản xuất ô tô điện trong nước vào năm 2021. Công ty xác định mục tiêu vận chuyển lô xe điện đầu tiên tới châu Âu vào cuối năm 2022 và bắt đầu sản xuất tại nhà máy Mỹ vào năm 2024.

Chính phủ của Indonesia và Thái Lan có sự ủng hộ đối với các công ty năng lượng nhà nước đầu tư vào lĩnh vực xe điện để tăng cường năng lực sản xuất địa phương, cũng như tạo sự cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghiệp EV này.

Theo dự kiến của Bloomberg, doanh số bán ô tô điện hàng năm tại Đông Nam Á có thể tăng từ 16.000 chiếc năm 2021 lên khoảng 81.000 chiếc năm 2025. Tuy con số còn khá khiêm tốn so với thế giới nhưng hiện tại, nhiều công ty từ Nhật Bản sẽ mất đi mức tăng trưởng này trừ khi họ thúc đẩy tiến độ phát triển các mẫu xe điện mới. 

Nhưng chắc chắn sẽ không dễ dàng gì cho những doanh nghiệp mới. Đây có thể là trở ngại lớn của họ khi người dùng vẫn rất tin tưởng vào những thương hiệu lâu đời của Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sở hữu mạng lưới bán hàng và dịch vụ thiết lập chặt chẽ để tiếp cận tới nhiều thị trường hơn nếu họ quyết định mở rộng quy mô.

Dù chưa mở rộng ra quy mô lớn như vậy nhưng những nhà sản xuất mới đang cung cấp nhiều tính năng thông minh, hiện đại hơn cho sản phẩm như tính năng kết nối thông qua mạng và ứng dụng, trợ lý kỹ thuật số tương tác. Điều này giúp họ thu hút lượng khách hàng trẻ tuổi và thu hẹp khoảng cách giá trị thương hiệu tại thị trường Đông Nam Á.

Việt Nam có đón nhận các thương hiệu từ Trung Quốc?

Trong vòng 20 năm, ô tô Trung Quốc đã 2 lần xâm nhập thị trường Việt Nam. Lần một là giai đoạn 2005 đến 2010; Lần 2 là từ năm 2015 tới nay. Tuy cũng cùng giai đoạn với Hàn Quốc nhưng có lẽ xe hơi Trung Quốc có tốc độ chậm và khó chiếm được lòng tin của thị trường Việt hơn.

Giới chuyên gia trong ngành nhận định, từ năm 2014 trở về trước, xe hơi Trung Quốc gần như không còn cửa cạnh tranh với những hãng xe từ Hàn Quốc, Nhật Bản vì có chất lượng không tương xứng với giá thành. Nhiều thương hiệu đã xuất hiện những chỉ tồn tại được vài năm, chẳng hạn như Lifan, BYD, Haima, Geely, MG.


Phân khúc giá của ô tô Trung Quốc chỉ thu hẹp quanh mức 800 triệu đồng
Phân khúc giá của ô tô Trung Quốc chỉ thu hẹp quanh mức 800 triệu đồng

Sau năm 2015, ô tô Trung Quốc mới được công nhận với các thương hiệu Zotye, BAIC, Beijing, Dongfeng, Brilliance V7 nhờ việc cải tiến về mẫu mã, công nghệ với giá bán phù hợp. Tuy nhiên, không thực sự đa dạng như xe Nhật, Hàn, Mỹ, phân khúc giá của ô tô Trung Quốc chỉ thu hẹp quanh mức 800 triệu đồng. 

Xe hơi xuất xứ Trung Quốc khó khăn trong việc thu hút khách hàng cao cấp bởi định giá xe ban đầu đã rất thấp. Qua thời gian sẽ không thể nhanh chóng cải thiện dù hiện tại đã có những mẫu xe đắt không kém cạnh những chiếc xe tới từ châu  u hay Nhật Bản. Có thể nhận định rằng, nếu muốn có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam thì ô tô Trung Quốc phải được đầu tư bài bản hơn với chế độ bảo hành, bảo dưỡng đầy đủ, dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025