Năm 2023, thị trường bất động sản có thể đi ngang, đến giai đoạn 2024 - 2026 mới phục hồi
BÀI LIÊN QUAN
Ai là chủ đầu tư dự án Sunneva Island Đà Nẵng?Theo Nhịp sống thị trường, trải qua khó khăn hơn 1 năm khi mà lãi suất tăng cao, tình trạng cắt lỗ phủ lấp thị trường, sự kỳ vọng lạc quan vào bất động sản đã từng giảm sút một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, khi mà hàng loạt động thái tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, lãi suất cho vay bất động sản đã liên tục hạ cùng với niềm tin của giới đầu tư đần trở lại, thị trường đã nhen nhóm tín hiệu khởi sắc.
Và mức độ quan tâm của nhà đầu tư đã quay trở lại, thanh khoản cũng bắt đầu xuất hiện nhiều dự án, thậm chí trên thị trường thứ cấp, các thông tin vĩ mô tích cực cũng liên tục góp phần rã băng bất động sản. Có nhiều dự báo cho rằng, cuối năm 2023, thị trường sẽ thoát đáy và hồi phục.
Vậy nhưng, ở góc nhìn đầy thận trọng, một số chuyên gia cũng như nhà đầu tư cho rằng: “Nhận định này lạc quan quá sớm”.
Nhà đầu tư cá nhân Lê Quốc Kiên cho biết, từ thời điểm tháng 5/2023, lúc lãi suất ngân hàng đã bắt đầu giảm thì thị trường đã có giao dịch trở lại. Cũng theo kinh nghiệm thì thời điểm bắt đầu giảm lãi suất cũng chính là lúc thị trường có thể không còn xấu hơn nữa và có giao dịch trở lại không đồng nghĩa với thị trường đã phục hồi.
Vị này cũng đưa ra minh họa khá thú vị đó chính là trước thời điểm thị trường khó khăn, thị trường ở thang điểm 10, giai đoạn 2022 - đầu năm 2023 thị trường về con số 0 còn ở thời điểm hiện tại thị trường mới trở lại thang điểm số 3. Điều này cũng đồng nghĩa rằng thị trường chưa thể phục hồi thực sự.

Tổng Giám Đốc, Colliers (Vietnam) - ông David Jackson nhận định: “Không nằm ngoài diễn biến chung của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng với các thị trường lân cận thì kịch bản bất động sản phục hồi hoàn toàn trong năm nay sẽ khó có thể xảy ra cho Việt Nam.
Ông David Jackson cũng phân tích thêm, trên bình diện toàn cầu thì bất động sản thương mại hiện đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Bởi vì các Ngân hàng Trung Ương vẫn đang neo lãi suất cho vay cao để đối phó với lạm phát và khiến cho chi phí vay đắt đỏ hơn.
Chính điều này đã làm cho thanh khoản cũng như giá trị của tài sản, dẫn đến chỉ số vốn vay trên giá trị của tài sản cao hơn và đẩy doanh nghiệp bất động sản vào tình thế “mắc kẹt”.
Doanh nghiệp cũng đã phải giảm giá để có thể bán tài sản nhanh hơn nhằm mục đích trả nợ ngân hàng, càng tạo ra cơ sở để tài sản bị định giá thấp và tạo ra hiện tượng tái lập nên mức giá mới.