Lạm phát khiến xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Pháp giảm gần một nửa
BÀI LIÊN QUAN
Điểm danh những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USDHai ông lớn xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại vì lạm phátKim ngạch xuất khẩu cà phê thiết lập kỷ lục mới, hứa hẹn vụ 2022-2023 sẽ tiếp tục khởi sắcLạm phát tại châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, ngược lại còn tiếp tục ghi nhận mức kỷ lục trong bối cảnh xung đột tại Ukraine chưa kết thúc khiến giá năng lượng và nhiều mặt hàng khác vẫn neo cao. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chi tiêu của người dân, qua đó gián tiếp tác động đến những ngành hàng và dịch vụ cả trong nước và quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này.
Theo ghi nhận, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Pháp đã giảm một nửa do sức ép từ lạm phát leo thang tại châu Âu.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết xuất khẩu hồ tiêu sang Pháp 9 tháng đầu năm đạt 2.169 tấn, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Đà giảm này xảy ra trong tình trạng lạm phát ở EU tiếp tục leo thang lên mức kỷ lục.
Năm 2022, xuất khẩu thủy sản "về đích" sớm
Trong năm nay, xuất khẩu thủy sản vụt sáng với kim ngạch 10 tỷ USD trong tầm tay và thậm chí có thể còn cao hơn nếu như nhu cầu tiêu thụ cuối năm tăng mạnh.Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 được ví như cơn cuồng phong mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam buộc phải thích ứng cũng như tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn ở trước mắt. Giống như một kỳ tích, có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện triệt để quy tắc phòng chống dịch cũng như chủ động đề ra các phương án xử lý một cách linh hoạt để giữ ổn định sản xuất và kinh doanh.Tôm nước xuất khẩu Việt Nam đang dần thất thế trước Ecuador
Cách đây 10 năm, vẫn còn ít nhà sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam nhắc tới Ecuador như một đối thủ xứng tầm. Nhưng hiện nay thì quốc gia này đang có sản lượng tôm xuất khẩu lớn nhất thế giới, là đối thủ mạnh nhất của ngành tôm Việt Nam.
Dẫu vậy, theo nhận định của VPA, thị trường Pháp sẽ là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của hồ tiêu Việt Nam khi khủng hoảng kinh tế hạ nhiệt. Thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Pháp hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 10% tổng thị phần xuất khẩu sang khu vực EU.
Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất hồ tiêu hàng đầu thế giới. Năng suất chiếm gần 30% sản lượng thế giới và 50% xuất khẩu toàn cầu khi đạt hơn 1,2 tấn/ ha canh tác.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp, thị phần hạt tiêu của Việt Nam tăng từ 37,6% năm 2020 lên 40,8% năm 2021. Sau Đức, Hà Lan và Anh, thị trường Pháp là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ 4 của Việt Nam tại khu vực châu Âu.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), các doanh nghiệp trong nước cần phải tiếp tục tăng cường cải thiện, nâng cao chất lượng khi thị trường EU đang tập trung tăng rào cản kỹ thuật, điều này sẽ giúp các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam có thể được bày bán trên các kệ siêu thị ở Pháp, điển hình như mặt hàng gạo.
Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khảo sát nhu cầu tiêu thụ và thị hiếu của người tiêu dùng Pháp. Từ đó, thúc đẩy hồ tiêu vào thị trường này, nâng cao mức tỷ lệ xuất khẩu hồ tiêu đã qua chế biến.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho biết tại hội chợ Quốc tế Sial Paris 2022 rằng sự kiện là một cơ hội tốt để hai bên doanh nghiệp Pháp và Việt Nam trao đổi và tìm hiểu trực tiếp về nhu cầu, qua đó đẩy mạnh phát triển giao thương giữa các đối tác.
Chính quyền Việt Nam và Pháp đã sẵn sàng hỗ trợ những nhà sản xuất và doanh nghiệp của hai nước tiếp tục duy trì tốt hoạt động thương mại cũng như hoạt động của các chuỗi cung ứng.