meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất cao, doanh nghiệp BĐS "than" khó tiếp cận vốn từ ngân hàng

Thứ năm, 09/02/2023-22:02
Có thể thấy, lãi suất cao và khó tiếp cận với dòng vốn từ ngân hàng đang là 2 vấn đề nóng dành cho bài toán tín dụng bất động sản. Làm thế nào để có thể khơi thông dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản, nhất là ở trong bối cảnh gam màu trầm lắng đang chiếm chủ đạo.

Doanh nghiệp bất động sản “gặp khó” trong tiếp cận vốn vay

Theo Nhịp sống thị trường, trong tọa đàm mới đây, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Đức Lệnh nhấn mạnh rằng: “Có thể nói cùng với các kênh dẫn vốn khác, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng đã và đang giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian nhiều năm qua”. 

Dẫn số liệu trong năm 2022, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản ghi nhận chiếm khoảng 28% tổng dư nợ tín dụng ở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với mức tăng trưởng tín dụng là khoảng 16% - cao hơn so với mức tăng trưởng chung của thành phố là 13,8%. Trong đó thì cho vay tiêu dùng, cho vay mục tiêu tự sử dụng và cá nhân vay mua nhà ghi nhận chiếm khoảng 70%. Ông Lệnh khẳng định rằng: “Qua đánh giá chung, ngành ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng đối với thị trường bất động sản”. 

Cũng theo lời ông Nguyễn Đức Lệnh, tín dụng bất động sản là vốn trung dài hạn và bản chất của hoạt động ngân hàng thương mại chính là ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động dành cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Chính vì thế mà với cơ cấu tín dụng như trên thì ông Nguyễn Đức Lệnh cho rằng ngành ngân hàng đã và đang nỗ lực trong bối cảnh các kênh dẫn vốn khác đang gặp tình trạng khó khăn. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thực tế thì một số doanh nghiệp địa ốc đã giãi bày rằng họ rất khó tiếp cận được với dòng vốn ngân hàng. Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Lê Thành - ông Lê Hữu Nghĩa thẳng thắn chia sẻ rằng, doanh nghiệp của ông khó có thể tiếp cận với vốn vay ngân hàng để có thể triển khai Nhà ở xã hội, trong khi đó đây chính là loại hình đang được Nhà nước khuyến khích. 

Cũng theo lời ông Nghĩa thì thời gian qua, phía Ngân hàng cũng chỉ hỗ trợ lãi suất và tiền cho người vay mua nhà ở xã hội. Chưa kể phía doanh nghiệp nếu như vay được tiền ngân hàng cũng sẽ phải chịu mức lãi suất cao lên đến 14%/năm.

Là một trong những người theo sát thị trường, trăn trở về những vấn đề vốn dành cho doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu cho biết, doanh nghiệp địa ốc đang phải chật vật trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Vào thời điểm cuối năm 2022, mặc dù room tín dụng được mở nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, khả năng hấp thụ của dòng vốn này với thị trường vẫn còn rất chậm. 

Cũng theo lời Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, điểm khó của doanh nghiệp bất động sản không phải là lãi suất cao mà lo không thể tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. 

Ông Lê Hoàng Châu nói rằng: “Ngân hàng ấn định tới đây vốn cho vay còn ít hơn. Từ ngày 1/10/2022, theo quy định ở Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng điều chỉnh từ 37% xuống mức 34%. Đến ngày 1/10/2023 sẽ tiếp tục giảm chỉ còn 30%. Nếu như tỉ lệ này xuống còn 30% từ ngày 1/10/2023 thì có nghĩa là những ngân hàng thương mại sử dụng 100 đồng chỉ còn dùng 30 đồng dành cho bất động sản. Như thế, nguồn lực cho vay ngày càng ít đi trong khi các doanh nghiệp đang kiệt quệ”. 

Lãi suất cao, doanh nghiệp BĐS "than" khó tiếp cận vốn từ ngân hàng - ảnh 2

Cần sớm giải quyết được bài toán vốn dành cho doanh nghiệp địa ốc

Cũng theo vị Chủ tịch của HoREA, Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều thông tư tháo gỡ khó khăn dành cho doanh nghiệp. Trong đó thì các quy định liên quan đến việc miễn giảm lãi suất cũng như cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ dành cho khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp cũng như miễn giảm lãi, phí đối với người vay. Trong đó chuyện cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí và giữ nguyên nhóm nợ là cực kỳ quan trọng.

Đưa ra kiến nghị về giải pháp tín dụng dành cho doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Châu cho biết, Hiệp hội sẽ tiến hành đề xuất Ngân hàng Nhà nước xây dựng thông tư riêng, trong đó có cho phép cơ cấu nợ, không chuyển hướng nhóm nợ. Bởi vì dòng tiền vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản. Ông Châu nói thêm rằng: “Khi dòng tiền luân chuyển có lợi cho các bên mà khởi đầu là từ những doanh nghiệp chủ đầu tư dự án bất động sản. Khi có tiền và dự án được triển khai thì người mua có sản phẩm mua thì dòng tiền này quay lại doanh nghiệp”. 

Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - TS Vũ Tiến Lộc kiến nghị rằng, cần hệ thống lại pháp lý và các chính sách để trên cơ sở đó đã dẫn dắt cho việc tái cấu trúc thị trường vốn cho bất động sản cũng như khơi thông nguồn vốn vào thị trường này. Ngoài ra thì phải đa dạng các dạng nguồn vốn từ trái phiếu, cổ phiếu cũng như các quỹ đầu tư… thay cho nguồn vốn tín dụng ngân hàng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mặc dù vậy thì ông Lộc cho rằng, trong giai đoạn chuyển tiếp này thì vai trò của nguồn vốn tín dụng là rất quan trọng. Theo Nghị quyết 01 của Chính phủ cũng đã nêu rất rõ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ cần phải chắc chắn và linh hoạt. Điều đó cũng đảm bảo đối phó với áp lực lạm phát đang gia tăng. Những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giãn, giảm hoặc hoãn cần được tiếp tục. 

Còn về góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Đức Lệnh cũng khẳng định sẽ có giải pháp để cho dòng vốn chảy vào bất động sản. Tuy nhiên, ông Lệnh thẳng thắn chia sẻ, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đều phải tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, trong đó gồm cả doanh nghiệp bất động sản thông qua việc triển khai những dự án hiệu quả và các dự án nhà ở xã hội, dự án xây dựng nhà ở cho thuê…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025