meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kế hoạch áp trần giá dầu Nga của G7 cụ thể như thế nào?

Thứ năm, 08/09/2022-23:09
Nhóm G7 đã chấp thuận kế hoạch giới hạn giá dầu để ngăn chặn việc Điện Kremlin thu về bộn tiền từ năng lượng. Liệu việc giới hạn giá dầu Nga theo cách trừng phạt như vậy có thể đem lại hiệu quả?

Hãng tin Reuters đã tiếp cận được một tài liệu của Bộ Kinh tế Nga, dự kiến xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ tăng 38% trong năm nay.

Đây là lý do mà việc giới hạn giá dầu (áp trần giá dầu) Nga đã được các quốc gia trong nhóm G7 và EU đồng ý vào cuối tuần trước. Điều này nhằm kìm hãm doanh thu của Điện Kremlin.

Kế hoạch chi tiết là như thế nào?

Động lực lớn của kế hoạch này là Mỹ. Cụ thể, những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp chưa cấm nhập dầu Nga có thể nhập khẩu dầu của nước nay, thế nhưng không được dùng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển khác nhau nếu mua dầu quá giới hạn về giá.

Trên thị trường bảo hiểm hàng hải toàn cầu, các quốc gia G7 kiểm soát khoảng 90%. 

Cùng với lệnh cấm vận dầu của EU được áp dụng, các kế hoạch áp trần giá dầu cũng được triển khai.


Kế hoạch chi tiết áp trần giá dầu Nga vẫn chưa được tiết lộ cụ thể
Kế hoạch chi tiết áp trần giá dầu Nga vẫn chưa được tiết lộ cụ thể

Hai giới hạn về giá bao gồm với sản phẩm thô và sản phẩm tinh chế với thời gian áp dụng lần lượt là từ ngày 5-12-2022 và 5-2-2023. G7 cho biết họ muốn áp trần giá được đàm phán trong tương lai. 

Như vậy, những nước không thuộc G7 nhưng tiêu thụ lượng lớn năng lượng của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ cũng cần tham gia vào liên minh. Thế nhưng, những nước này vẫn chưa có dấu hiệu nào chỉ ra rằng họ sẽ tham gia.

Những thách thức

Các quốc gia không nằm trong G7 có thể sẽ không tham gia. Một trong những người nghi ngờ về điều này là Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Vào tháng trước, ông nói rằng: “Bạn cần hợp tác chặt chẽ với người khác, vì không thể dễ dàng làm điều đó một cách đơn phương. Nếu không, điều này sẽ chẳng đi đến kết quả nào”.

Các nước phương Tây mong rằng những người mua dầu Nga sẽ kỳ vọng giá thấp hơn dù có các quốc gia không tham gia. Bởi vậy, điều này có thể tác động phần nào đến doanh thu của Điện Kremlin.

Thế nhưng, so với nhiều lựa chọn thay thế thì dầu của Nga đã rẻ hơn nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến những nước như Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn của Nga vào năm nay.

Ở một mặt khác, Nga sẽ nỗ lực tăng giá toàn cầu bằng cách xuất khẩu ít dầu hơn. Thế nhưng, điều đó lại đem đến nhiều thách thức cho Moscow. Các hồ chứa có thể bị ảnh hưởng khi giảm sản lượng đáng kể và công suất có thể bị cắt giảm. 

Dường như điều đáng lưu ý nhất là các nước phương Tây sẽ thực hiện ra sao. Kế hoạch cụ thể chưa được tiết lộ nên vẫn chưa rõ G7 sẽ áp dụng kế hoạch áp trần giá như thế nào. 

Sự lo ngại về việc phải chịu trách nhiệm kiểm tra giá dầu khi vận chuyển vẫn được thể hiện rõ ở các công ty bảo hiểm vận tải biển. Nhiều chi tiết nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của kế hoạch. 

Phía Điện Kremlin cho rằng động thái đó là vô lý và khiến thị trường dầu toàn cầu bị xáo trộn. Nga đưa ra cảnh báo rằng họ sẽ không bán dầu cho những quốc gia tham gia vào kế hoạch áp trần. Theo ông Peskov, những công ty nhận dầu của Nga sẽ không bao gồm các công ty áp trần giá. 

Nga cũng đã tuyên bố cắt nguồn cung khí đốt qua Nord Stream 1 vô thời hạn. Họ nêu lý do rằng không thể bảo trì nâng cấp vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025