meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giữa cơn lạm phát toàn cầu, giới nhà giàu Hàn Quốc cũng phải dừng vung tay mua hàng hiệu

Thứ tư, 22/06/2022-10:06
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh, tầng lớp giàu có ở xứ sở kim chi cũng phải tính toán lại thú vui mua sắm của mình, thay vì vung tay vào mua sắm hàng hiệu, hàng xa xỉ như trước.

Theo Korea Times, trước đây, anh Kim - một chủ nhà hàng 34 tuổi, không cần để ý nhiều đến giá tiền và có những khi tiêu hơn 20 triệu won (15,400 USD) mỗi tháng vào việc mua sắm quần áo, phụ kiện đắt tiền. Ăn nên làm ra nhờ việc kinh doanh, suốt 3 năm qua, anh luôn mua sắm xa xỉ phẩm hàng tháng một cách đều đặn. 


Hình ảnh người tiêu dùng Hàn Quốc xếp hàng dài đợi mua đồ xa xỉ phẩm vào năm 2020. Ảnh: The Korea Herald
Hình ảnh người tiêu dùng Hàn Quốc xếp hàng dài đợi mua đồ xa xỉ phẩm vào năm 2020. Ảnh: The Korea Herald

Tuy nhiên, mọi chuyện đã dần khác đi khi tình hình tài chính của anh ngày càng eo hẹp. Dưới tác động của giá thực phẩm tươi sống ngày một tăng cao, thêm vào đó là tiền thuê nhân công và thuê nhà cũng đội lên trước với một con số không nhỏ.

"Trong vài tuần gần đây, mọi thứ dần trở nên đắt đỏ hơn, bắt đầu từ nguyên liệu thức ăn, bếp gas và tiền thuê nhà. Lãi suất từ khoản nợ doanh nghiệp của tôi đang trên đà gia tăng. Tôi buộc phải cắt giảm việc chi tiêu không cần thiết và dần từ bỏ thói quen mua sắm đồ hiệu.", Kim chia sẻ. 

Trong bối cảnh lạm phát đang tăng mạnh trên toàn cầu cùng với giá cả leo thang, người giàu ở Hàn Quốc trong điểm này cũng không thể vung tay, tiêu tiền một cách thoải mái mà không cần suy nghĩ như trước nữa.

Một người phụ nữ họ Park (32 tuổi), cho biết có nhiều lý do khiến mình ngừng mua xa xỉ phẩm.

Cô nhận thấy, các hãng xa xỉ phẩm đã tăng giá sản phẩm liên tục chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi người tiêu dùng ngừng đi du lịch trong 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19.


Khách đến mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Korean Economic Daily
Khách đến mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Korean Economic Daily

"Các tập đoàn hàng hiệu đang đưa ra đủ loại lý do để tăng gia túi xách, trang sức và quần áo, như một cách bòn tiền từ khách hàng. Bọn họ cần hiểu rằng, người mua không phải lúc nào cũng bất chấp giá cả để sở hữu những món đồ hiệu.", Park nói.

Kim và Park không phải là những người duy nhất cảm thấy việc chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ đang là điều cần tiết chế và giảm bớt lại trong bối cảnh lạm phát như hiện nay.

Theo một khảo sát được công ty tư vấn Deloitte thực hiện vào năm ngoái, 74% người ở tầng lớp thượng lưu bày tỏ họ đang lo lắng vì vật giá ngày càng leo thang. Trong đó, có 77% số người thuộc giới trung lưu cũng đang có suy nghĩ tương tự. 

54% người giàu tham gia khảo sát đã đưa ra dự đoán rằng, tình hình tài chính của họ trong vòng 3 năm tới sẽ không có nhiều tiến triển. 46% người tham gia có mức thu nhập trung bình cũng đưa ra nhận định tương tự.

"Người giàu thường nhạy cảm hơn với việc vơi bớt tiền và thường thỏa mái chi tiêu hơn khi họ dư dả. Hiện tại, giới người giàu nhận ra, đây cũng là lúc họ nên đầu tư vào vàng hoặc bất động sản, thay vì bỏ tiền ra mua những món đồ xa xỉ không cần thiết.", đại diện của một hãng thời trang địa phương Hàn Quốc nhận xét. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025