meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi

Thứ hai, 23/10/2023-11:10
Doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ đối diện với rủi ro lừa đảo thương mại, mà còn có nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi khi đối tác tuyên bố bảo hộ phá sản hoặc phá sản.

Trường hợp đối tác mua hàng phá sản/ bảo hộ phá sản

Theo Báo Công thương, ngày 11/9, Noble House đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 lên Tòa án Phá sản Hoa Kỳ dành cho quận Nam Texas, phân khu Houston (“Tòa án xử các vụ Phá sản”). Theo đó, việc bảo hộ phá sản này phục vụ cho tiến trình tái cơ cấu Công ty Noble House sắp tới. Báo cáo từ Bankrupt Company News cho thấy nợ kinh doanh là 65 triệu USD và nợ dài hạn là 74 triệu USD.

Đây là nhà phân phối, bán lẻ và sản xuất đồ nội thất gia đình với hệ thống phân phối trên khắp các kênh TMĐT.

Các doanh nghiệp trong ngành gỗ cho biết việc nộp đơn bảo hộ phá sản của Noble House khiến các khoản nợ đối với các đối tác trước mắt đều phải dừng trả nợ và việc nhận hàng cũng sẽ bị đình lại.


Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi
Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi

Sau 30-60 ngày khi Tòa án đồng ý cơ cấu do nhà mua mới hái tái cơ cấu lại thì doanh nghiệp có thể sẽ lấy lại hàng.

Ban lãnh đạo mới của Noble House quyết định việc lấy lại hàng mới hay hợp tác lại.

Thế nhưng, các phiên điều trần hay vấn đề về tiền bạc sau khi tái cơ cấu sẽ được kiểm soát bởi Tòa án. 

Tòa án hiện đã gửi cho các đơn vị đối tác với khoảng 30 nhà chủ nợ không đảm bảo thư đăng ký thành viên của Ủy ban của các chủ nợ không đảm bảo. Việt Nam có hơn 18 doanh nghiệp bán hàng cho Noble House. Thế nhưng, chỉ mới có 8 doanh nghiệp có đủ tư cách được Tòa án Hoa Kỳ mời.

Theo đại diện một doanh nghiệp cung cấp nguồn hàng cho Noble House cho hay, doanh nghiệp có thể được chọn hoặc không. Hoặc vẫn có thể tham dự (khi được chọn nhưng không tham gia phiên tòa) online và thuê luật sư để bảo vệ tài sản.

Hiện nay, giải pháp của doanh nghiệp là tìm cách khoanh nợ và giảm nhẹ tổn hại. Ngoài ra, thuê luật sư để giảm nhẹ thiệt hại cho doanh nghiệp. Đồng thời, tìm kiếm khách hàng để bù vào sự hao hụt do mất đơn hàng.

Bảo hiểm rủi ro xuất khẩu chưa được quan tâm

Tình trạng các đối tác, bạn hàng tại các thị trường lớn cũng đã xuất hiện, không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ.

Theo ông Nguyễn Liêm - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt - doanh nghiệp từng đối mặt với rủi ro này, công ty từng vướng vào việc này tại Anh 2-3 năm trước và đã mất 2,6 triệu USD (62 tỷ đồng) do đối tác nợ.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng lâm vào tình cảnh như Lâm Việt. Không chỉ nợ nhà cung cấp của Việt Nam mà họ còn nợ nhà cung cấp tại các quốc gia khác.

Luật phá sản của Anh cho biết ưu tiên số 1 là tài sản được thu lại sẽ trả lương cho người lao động, rồi các khoản thuế, nợ ngân hàng, trả tiền cho thuê mặt bằng, và sau cùng mới trả cho nhà cung cấp. Các doanh nghiệp khi đó cũng bàn cách thuê luật sư, tuy nhiên họ cũng không còn tiền nên đội tư vấn khuyên không nên theo đuổi vụ kiện. 

Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi - ảnh 2

Các doanh nghiệp xuất khẩu thời gian qua không chỉ gặp rủi ro lừa đảo thương mại mà còn đối diện với nguy cơ mất cả vốn và lời khi đối tác tuyên bố phá sản. Mặt khác, Việt Nam có vấn đề lớn là khoảng trống bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, bảo hiểm xuất nhập khẩu đã có từ trước tới nay. Đó là hình thức đảm bảo an toàn khi thanh toán xuất nhập khẩu và điều này sẽ mất chi phí.

Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp xuất khẩu thường không mấy quan tâm và thực hiện bởi họ cho rằng phiền phức và mua bán tốn kém.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhận định: “Bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa là một loại hình bảo hiểm rất phổ biến. Bên cạnh đó là bảo hiểm rủi ro thanh toán. Chỉ có điều các doanh nghiệp không tham gia cái này”.

Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu hiện không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Bởi vậy, ông Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị, các doanh nghiệp nên thận trọng xem xét trong bối cảnh đang xảy ra, qua đó có những đề nghị với nhà mua hàng và cơ quan chức năng để can thiệp.

Ngoài ra, các Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng cần tham gia làm việc với các cơ quan có thẩm quyền phía nước bạn hoặc Tòa án để nắm bắt diễn biến cũng như giải quyết các tình huống xảy đến. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình theo dõi, quản lý, giám sát và thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi - ảnh 3

Tình trạng phá sản sẽ còn diễn ra nhiều nữa trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu biến động khó lường. Mặt khác, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ lại là ngành dễ bị tổn thương vì phải đầu tư vào nguyên vật liệu, nhà xưởng rất lớn, rất lâu mới có thể lấy lại được tiền.

Vì vậy, các doanh nghiệp ngành gỗ cũng kiến nghị Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cần có sự thống nhất với các đơn vị trong ngành về cách thanh toán. Đối với việc này, có thể doanh nghiệp phải chấp nhận mức lợi nhuận ít, tuy nhiên sẽ không bị lâm vào cảnh đối tác ép giá cũng như tránh được tình trạng rủi ro khi đối tác phá sản, bảo hộ phá sản thì doanh nghiệp lâm vào thế không thể thu hồi được tiền.

Đối với các doanh nghiệp, cũng cần trao đổi và gắn kết với nhau để có được thông tin về các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, cần phải hoạch định và có những cơ chế tài chính để phòng ngừa các rủi ro.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn đang theo kiểu tìm hiểu và tự tìm tòi, nghiên cứu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, của ngành gỗ nói riêng vẫn chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về bảo hiểm rủi ro xuất nhập khẩu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025