meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có cơ hội gì khi dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng?

Thứ hai, 05/09/2022-10:09
Có thể thấy, tăng trưởng ấn tượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tạo cơ hội để cho doanh nghiệp hỗ trợ trong nước được cải thiện vị thế và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có cơ hội gì?

Theo Diễn đàn doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành công nghiệp nhận định đối với 15 FTA đã được ký kết cũng đã góp phần thúc đẩy dòng vốn ngoại đổ vào thị trường Việt Nam mạnh hơn, chất lượng hơn đồng thời mang theo công nghệ tốt hơn từ các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu vào Việt Nam. Trong đó, điều đáng chú ý là sự xuất hiện của những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng không. 

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, trong tháng 8/2022, trong tổng số FDI vào Việt Nam thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với số vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD (chiếm đến 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký). Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến tạo nằm trong TOP 2 các ngành thu hút được nhiều dự án nhất. 



Hãng Samsung cam kết đầu tư 3,3 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ cao nhất về chip bán dẫn tại Việt Nam
Hãng Samsung cam kết đầu tư 3,3 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ cao nhất về chip bán dẫn tại Việt Nam

Có thể kể ra dự án đầu tư từ Nhật Bản sản xuất thiết bị pin năng lượng mặt trời hay hãng Boeing (Mỹ) tổ chức hội nghị hàng không vũ trụ tại Việt Nam với mục đích tìm kiếm các nhà cung ứng tạo ra hệ sinh thái tại Việt Nam cũng như hãng Samsung cam kết đầu tư 3,3 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ cao nhất về chip bán dẫn,... Những dự án đầu tư FDI được đánh giá có thể tạo ra giá trị lan tỏa. 

Giám đốc công ty CP sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel - bà Trần Thị Thu Trang đánh giá những dự án FDI góp phần mang đến cơ hội dành cho doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp FDI cần những doanh nghiệp ở trong nước với nhiều lợi thế như chi phí lao động thấp, sự ổn định chính trị hay các chính sách thân thiện với các nhà đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng,...

Cơ hội là có nhưng nắm bắt được hay không thì theo các chuyên gia còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của doanh nghiệp. Theo bà Trần Thị Thu Trang, điều quan trọng và có tính quyết định đối với doanh nghiệp Việt tham gia được chuỗi cung ứng và các tập đoàn nước ngoài đánh giá là dựa trên các yếu tố như sự phát triển bền vững, tầm nhìn, chiến lược cho đến văn hóa kinh doanh. Bên cạnh đó, là một số yếu tố như đảm bảo sản xuất chất lượng và có tính hệ thống, tính cạnh tranh về giá thì theo bà Hương đó là khi giải quyết được những mấu chốt này thì doanh nghiệp trong nước mới có thể phát triển bền vững tham gia vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu. 



Cơ hội là có nhưng nắm bắt được hay không thì theo các chuyên gia còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của doanh nghiệp
Cơ hội là có nhưng nắm bắt được hay không thì theo các chuyên gia còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của doanh nghiệp

Tiến hành hỗ trợ cởi trói cho các doanh nghiệp trong ngành

Đưa ra nhìn nhận cơ hội phát triển của công nghiệp hỗ trợ từ dòng vốn FDI đang đổ mạnh về thị trường Việt nam nhưng các chuyên gia lại cho rằng, doanh nghiệp trong nước đang thiếu đi sự hỗ trợ để nắm bắt được cơ hội và bứt phá, nhất là chính sách về vốn và nhân sự. 

Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - bà Đỗ Thị Thúy Hương nhận định, đặc trưng của ngành chính là tập trung vốn, công nghệ nhưng đây lại là điểm yếu bởi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về nguồn lực, năng lực phát triển nên cũng hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn thế, do đi sau nên doanh nghiệp vừa tập trung vốn và công nghệ theo chuỗi giá trị toàn cầu vừa phải tập trung lao động. Đây cũng chính là lợi thế nhưng cũng là bất lợi bởi chúng ta đang phát triển ở mức độ thấp nhất và đóng góp giá trị thấp trong chuỗi cung ứng, chủ yếu bằng sức lao động trong khi hàm lượng chất xám lại không có nhiều. 

Quan trọng hơn theo bà Hương đó chính là chính sách tín dụng đang bóp nghẹt về lãi suất trong khi đó doanh nghiệp lại thực sự rất khó khăn và khó tiếp cận được nguồn tài chính. Bà Đỗ Thị Thuý Hương cho biết thêm: “Nhiều doanh nghiệp chế biến chế tạo và nhất là doanh nghiệp điện tử khi đói vốn sẽ rất khó vay ngân hàng cũng như các định chế tài chính ở trong nước nhưng khi có đánh giá, thẩm định kinh doanh tốt lại có thể tìm được nguồn vốn vay từ tổ chức tài chính quốc tế. Đây chính là nguồn hỗ trợ quan trọng dành cho doanh nghiệp bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu là rất lớn. 



Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến tạo nằm trong TOP 2 các ngành thu hút được nhiều dự án nhất
Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến tạo nằm trong TOP 2 các ngành thu hút được nhiều dự án nhất

Cùng quan điểm này, đại diện của lãnh đạo Cục công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đã nhận được hỗ trợ rất lớn từ Tập đoàn mẹ hoặc các tổ chức tài chính của nước sở tại với mức lãi suất rất thấp. Trong khi đó, lãi suất trong nước của Việt Nam là rất cao. Sự chênh lệch này đã khiến cho các doanh nghiệp Việt thua ngay từ bước đầu tiên khi tiến hành sử dụng vốn đầu tư để đầu tư dự án. 

Chính vì thế mà trong thời gian tới, theo Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ thì có chính sách hỗ trợ quan trọng được các doanh nghiệp hỗ trợ đặc biệt quan tâm chính là hỗ trợ bằng tín dụng thông qua chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất với mức bù dự kiến tối đa là đến 5% từ đó góp phần tạo ra những tác động tích cực với doanh nghiệp và tạo ra cơ hội nâng cao được cạnh tranh về giá thành. 

Xét về góc độ doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thúy Hương cũng đề xuất Chính Phủ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đồng thời tiếp tục chính sách thu hút FDI có chọn lọc, quan tâm chào đón các doanh nghiệp đầu chuỗi và có điều kiện cơ bản để cho các dự án FDI chất lượng có thể tạo ra sự lan tỏa từ đó mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng ở vị trí công nghệ cao hơn, ở những mắt xích then chốt hơn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025