meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc đua fintech tại Việt Nam: Liên tục xuất hiện những gam màu tươi sáng

Thứ bảy, 26/11/2022-20:11
Ngân hàng số, thanh toán, công nghệ bảo hiểm (insurtech), quản lý tài sản/tiền mã hóa hay web3 đều là những lĩnh vực fintech đầy hấp dẫn tại Việt Nam trong giai đoạn tới đây. 

Việt Nam hiện đang ở chặng đầu của cuộc đua fintech. Những yếu tố vĩ mô đang tạo ra cơ hội lớn để phát triển hệ sinh thái fintech vào những năm tới. Với số lượng dân số được tiếp cận những dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam đang được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong 5 năm tiếp theo với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm mong muốn đạt 12%. 

Với tốc độ này, đến năm 2029 sẽ có 89% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ của các ngân hàng. Một số yếu tố khác là tỷ lệ sử dụng internet và tỷ lệ sử dụng những loại thẻ tăng nhanh trong 5 năm tới đều là điều kiện thuận lợi giúp fintech phát triển. 

Chi phí dữ liệu di động thấp, dân số trẻ ngày càng yêu thích công nghệ khiến tỷ lệ người dùng điện thoại di động cũng là động lực giúp người dùng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn vào tương lai. 


Nguồn: Redseer
Nguồn: Redseer

Thanh toán và quản lý tài sản/tiền mã hóa là hai lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm và đầu tư của người dùng Việt. Tuy nhiên, sự nổi lên của các lĩnh vực mới như công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, web3 mang đầy sự hứa hẹn cũng như những sáng tạo và đổi mới cho sân chơi fintech.

Theo Redseer, công nghệ bảo hiểm (insurtech) được dự báo là lĩnh vực thăng hoa nhất tại Việt Nam trong vài năm tới đây trước bối cảnh tỷ lệ thâm nhập của insurtech hiện tại ở mức khá thấp là khoảng 3%. 

Ở thời điểm hiện tại, dù thị trường insurtech tại Việt Nam còn khá sơ khai nhưng nó có thể đón nhận mốc tăng trưởng từ 4 - 5 lần trong vòng 5 năm tới khi người dùng đón nhận những kênh số nếu tìm tới sản phẩm bảo hiểm. Khi đó, cuộc chơi insurtech ở Việt Nam có sự tham gia của cả những công ty địa phương và khu vực. 

Những công ty khu vực bắt đầu cuộc chơi của họ bằng cách hợp tác với một công ty nền tảng đa quốc gia như Shopee hay Grab. Tuy nhiên, hiện nay họ đã hợp tác thêm với các công ty địa phương. 

Về mảng ngân hàng số, theo Redseer, số lượng tài khoản ngân hàng số được kỳ vọng tăng trưởng ở mức tăng trưởng kép hàng năm là 20 - 25% trong vòng 5 năm tới để đạt được con số 13 triệu tài khoản vào năm 2026. 

Sự phổ biến của ví điện tử là động lực cho sự gia tăng số lượng tài khoản ngân hàng số tại Việt Nam tăng trưởng. Bên cạnh đó, một số yếu tố vĩ mô có tác động tích cực như tỷ lệ dùng smartphone và internet ngày càng tăng. Các ngân hàng truyền thống thúc đẩy tăng cường đầu tư vào ngân hàng số, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái số tại Việt Nam. 

Kết quả là, bức tranh fintech tại Việt Nam đã có sự bùng nổ vào năm 2021. Về số lượng thương vụ, các startup trong giai đoạn pre-seed và seed chiếm đa số. Còn về giá trị thương vụ, các startup từ Series A trở đi lại chiếm phần đông.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025