Con trai tử vong, cha vào tù vì đòi chia đất: Miếng đất nặng hơn tình thân
BÀI LIÊN QUAN
Em trai mất mạng, anh vào tù vì tranh chấp mảnh đất thừa kế của cha mẹTrớ trêu cháu chết, cha con cậu vào tù vì tranh chấp mảnh đất trồng rauVừa nói "chào chú", nạn nhân bị hàng xóm đâm chém liên tiếp: Nguyên nhân chỉ vì tranh chấp ngõ đi chungCon tử vong, cha vào tù vì miếng đất
Tháng 3/2019, TAND tỉnh Bến Tre đã tiến hành xét xử sơ thẩm, tuyên án 10 năm tù đối với bị cáo Đỗ Hữu Nhã (48 tuổi, ngụ ấp Sơn Quy, Thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, Bến Tre) về tội giết người.
Theo như hồ sơ vụ án, Đỗ Hữu Nhã là cha ruột của Đỗ Lê Nhựt Linh - cũng chính là nạn nhân. Năm 2005, vợ của Nhã cũng chính là mẹ ruột của Linh qua đời vì bạo bệnh. Năm năm sau, Nhã kết hôn với H. quê ở huyện Mang Thít, Vĩnh Long, chung sống với nhau tại nhà của bị cáo tại ấp Chợ, thị trấn Chợ Lách, Bến Tre.
Từ ngày cha có vợ mới, tình cảm giữa hai cha con không được thuận hòa, thường xuyên xảy ra cãi vã. Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi bị cáo Nhã bán đi mảnh đất vườn ở quê, sau đó sang huyện Măng Thít (Vĩnh Long – quê vợ mới của Nhã) để mua đất. Điều này khiến Linh nghi ngờ, cho rằng cha mình bán đất sang Vĩnh Long để mua đất cho mẹ kế.

Vào khoảng 17h30 ngày 25/9/2018, sau khi Linh cắt cỏ về, giữa hai cha con đã xảy ra cự cãi. Nguyên nhân bởi, bị cáo Nhã bán đất nhưng không chia tiền cho Linh. Vì thế, người này yêu cầu cha phải phân chia số tiền thành 2 phần, một phần để cho mình. Tuy nhiên, Nhã không đồng ý, và giải thích rằng số tiền bán đất đã được dùng vào việc mua mảnh đất khác ở huyện Măng Thít.
Khi hai bố con xảy ra cự cãi, bà H. từ trong nhà bước ra, giọng sang sảng nói rằng: “Cha của con bán đất để mua mảnh đất khác. Đất này do cha con đứng tên chứ có phải dì đâu mà con sợ dì ăn”. Linh cảm thấy vô cùng tức giận, cầm ghế định đánh bà H. nhưng được mọi người can ngăn.
Sau đó, Linh bỏ đi uống rượu, đến khi say khướt mới về nhà. Khi thấy cha mình, Linh lại lớn tiếng đòi chia đôi tài sản. Lúc này, bị cáo Nhã mới hỏi Linh: “Giữa phần đất đã bán và phần đất nhà đang sử dụng, chọn phần đất nào” thì Linh gắt giọng: “lấy phần đất ở”.
Nghe thế, bị cáo lên giọng trách móc và hai cha con lại tiếp tục cãi vã. Lúc này, Linh lại chạy vào nhà, lấy dao rượt đuổi đòi chém bà H. nhưng được mọi người can ngăn, đưa đến nhà bà ngoại ở cách đó khoảng 100m.
Tuy nhiên, do sẵn men say trong người, Linh tiếp tục quay trở lại nhà, tiếp tục xảy ra xô xát với cha mình. Vì quá tức giận, Nhã đến chỗ vách nhà lấy đoạn tuýp sắt đánh liên tiếp vào đầu Linh khiến con trai gục luôn tại chỗ. Sau đó, dù đã được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong trên đường tới bệnh viện. Ngay sau khi gây án, bị cáo Nhã cũng đã bị công an địa phương tiến hành bắt giữ.

Tại tòa, bị cáo Nhã tỏ ra ăn năn hối cải, đồng thời thừa nhận mọi hành vi phạm tội của mình. HĐXX nhận định trong vụ án này có một phần lỗi của bị hại nên đã tuyên phạt bị cáo với mức án trên.
Con có quyền yêu cầu cha chia đất cho không?
Theo như Điều 676, Người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Vì thế, con trai có quyền yêu cầu bố mình phân chia tài sản thuộc sở hữu của người bố. Nếu người bố không đồng ý, không ai có quyền bắt họ phải chia. Mọi hành vi ép buộc ý chí tự nguyện đối với người cha sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ. Nếu hành động này gây ra thiệt hại cho người cha hoặc bên thứ ba thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.
Trong trường hợp người bố đồng ý chia đất thì việc chia sẽ do người này quyết định, phù hợp quy định pháp luật. Điều 197 Bộ luật dân sự 2005 có quy định “Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản".

Điều kiện định đoạt được quy định tại Điều 196 Bộ luật dân sự 2005 như sau :
+ Phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật. Tức là khi quyết định nội dung chia đất, phố bạn phải có năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp bị mất khả năng nhận thức, hay mắc cách bệnh làm mất khả năng nhận thức.
+ Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Việc chia đất cho mỗi người với diện tích bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào ý chí của người cha. Người cha quyết định chia cho mỗi người bao nhiêu đất thì người con sẽ được nhận số tài sản như thế, hưởng số tài sản trong phạm vi được tặng, cho trừ trường hợp người nhận từ chối phần tài sản được tặng và cho.
Trên đây là những thông tin cần biết về việc phân chia tài sản cho con cái trong gia đình. Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề, biết cách giải quyết phù hợp khi rơi vào trường hợp tương tự.