meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định: Năm 2023, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của các nền kinh tế trên thế giới

Thứ sáu, 25/11/2022-23:11
Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - ông Nguyễn Hồng Long cho biết, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa ký được đơn hàng của năm 2023 như ngành dệt may chẳng hạn. Dự báo trong năm 2023, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tác động của các nền kinh tế trên thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế năm 2021 cùng doanh nghiệp vượt sóng diễn ra vào chiều ngày 17/11, khó khăn chính là dự báo được nhắc đến nhiều nhất. Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - ông Nguyễn Hồng Long dự báo: “Mặc dù vậy, trong sự khó khăn chung của không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả thế giới và có những doanh nghiệp bật ra được những ý tưởng mới để có thể đứng vững và phát triển, còn số còn lại không đủ sức chống chọi sẽ cực kỳ là nguy hiểm”. 

Doanh nghiệp trong tình trạng thiếu đơn hàng

Theo ông Long, tính từ quý IV và dự báo năm 2022, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tác động của các nền kinh tế trên thế giới. Có hàng loạt yếu tố bất lợi với nền kinh tế trên toàn cầu như Xung đột Nga - Ukraine và đứt gãy nguồn cung ứng hay là chính sách Zero COVID của Trung Quốc. 


Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - ông Nguyễn Hồng Long cho biết, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa ký được đơn hàng của năm 2023 như ngành dệt may chẳng hạn, dự báo trong năm 2023, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tác động của các nền kinh tế trên thế giới
Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - ông Nguyễn Hồng Long cho biết, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa ký được đơn hàng của năm 2023 như ngành dệt may chẳng hạn, dự báo trong năm 2023, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tác động của các nền kinh tế trên thế giới

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cho đến thời điểm này, thông thường thì doanh nghiệp đã có đơn hàng năm 2023 nhưng năm 2022 có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ký được đơn hàng năm 2023 ví dụ như ngành dệt may. 

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là bởi yếu tố bên ngoài khi mà các nền kinh tế lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,... đều gặp tình trạng khó khăn, Việt Nam cũng sẽ chịu tác động và không thể nằm ngoài xu thế đó được. 

Đến thời điểm hiện tại, điểm hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự va đập với bên ngoài, trước sóng gió của thị trường. 



Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - ông Nguyễn Hồng Long cho biết tính từ quý IV và dự báo năm 2022, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tác động của các nền kinh tế trên thế giới
Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp - ông Nguyễn Hồng Long cho biết tính từ quý IV và dự báo năm 2022, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tác động của các nền kinh tế trên thế giới

Còn đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng đứng trước những vẫn đề khó khăn về mặt tín dụng, thuế, nguồn vốn,... trong đó điều nghiêm trọng nhất chính là lĩnh vực bất động sản, thị trường đóng băng và không có giao dịch đã dẫn đến ách tắc trong dòng tiền. Còn trên thị trường chứng khoán, chưa bao giờ thị trường biến động mạnh như hiện nay, sự trồi trụt đã xảy ra liên tục cũng đã thể hiện tính thiếu ổn định của thị trường. 

Bổ sung thêm về những thách thức đối với nền kinh tế vĩ mô từ bên ngoài, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - TS. Trần Thị Hồng Minh cho biết, xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD đã gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á trong đó có Việt Nam, dòng vốn đầu tư chạy ra nước ngoài và xuất khẩu đã bị tác động. Đồng thời, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với xu hướng lạm phát cao bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. 


Đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng đứng trước những vẫn đề khó khăn về mặt tín dụng, thuế, nguồn vốn,... trong đó điều nghiêm trọng nhất chính là lĩnh vực bất động sản, thị trường đóng băng và không có giao dịch đã dẫn đến ách tắc trong dòng tiền
Đối với thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng đứng trước những vẫn đề khó khăn về mặt tín dụng, thuế, nguồn vốn,... trong đó điều nghiêm trọng nhất chính là lĩnh vực bất động sản, thị trường đóng băng và không có giao dịch đã dẫn đến ách tắc trong dòng tiền

Doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi

Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - ông Hoàng Quang Phòng cho hay, có được sự phát triển như thế là không thể không khẳng định được sự đóng góp và sự sáng tạo không biết mệt mỏi của doanh nghiệp vừa qua cũng đã được nhiều hạn chế của khu vực này. 

Phó Chủ tịch VCCI nhận định: “Hơn thế, dù khu vực doanh nghiệp đông về số lượng, nhưng quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế”. Bởi vì thống kê cho thấy, bình quân một tháng có 18.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có 12.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nói cách khác, trong nền kinh tế cứ 10 doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thì có 7 doanh nghiệp tạm thời hoặc là vĩnh viễn rút lui khỏi thị trường. 



Có thể thấy, tình trạng này có tác động từ đại dịch COVID-19, của quy luật lợi nhuận cận biên đã giảm dần và cũng bởi tình trạng cách thức phân bổ, bơm vốn hiệu quả
Có thể thấy, tình trạng này có tác động từ đại dịch COVID-19, của quy luật lợi nhuận cận biên đã giảm dần và cũng bởi tình trạng cách thức phân bổ, bơm vốn hiệu quả

Giám đốc điều hành Economica Vietnam - ông Lê Duy Bình cũng nhấn mạnh về vấn đề sử dụng vốn của các doanh nghiệp tư nhân ở thời điểm hiện tại. Khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp tư nhân cũng được hỗ trợ từ thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu. 

Ông Bình cũng cho rằng chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực tư nhân ở trong thời gian hai năm vừa qua không mấy hiệu quả như giai đoạn trước. 

Có thể thấy, tình trạng này có tác động từ đại dịch COVID-19, của quy luật lợi nhuận cận biên đã giảm dần và cũng bởi tình trạng cách thức phân bổ, bơm vốn hiệu quả. Nguồn vốn chưa đi vào sản xuất kinh doanh để có thể tạo ra sản lượng cũng như giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà có tình trạng đi vào đầu tư tài chính và vốn ảo chứ không lại giá trị thực tế. 

Đánh giá “đã qua rồi thời kỳ gia tăng sản lượng chỉ bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư", ông Bình đã cho rằng doanh nghiệp tư nhân cần thay đổi cũng như tìm kiếm các động lực khác từ công nghệ và nguồn nhân lực,... để có thể đối phó với những khó khăn trong năm 2023. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025