meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định có 2 kịch bản tăng giá hàng hóa trong 6 tháng cuối năm 2022

Thứ năm, 14/07/2022-22:07
Những tháng cuối năm, cung cầu nông sản (thịt lợn, lúa gạo, rau quả…) sẽ không căng thẳng đã giúp cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm không bị tăng đột biến.

Chuyên gia nhận định: Vẫn có những nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI

Theo TTXVN, tại Hội thảo diễn biến thị trường, giá cả Việt Nam trong 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm diễn ra vào ngày 5/7 tại Hà Nội, có nhiều chuyên gia cho rằng 6 tháng cuối năm, giá của nguyên liệu còn đứng ở mức cao và có khả năng sẽ tăng thêm dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng theo và gây áp lực làm tăng giá của hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, PGS, TS Nguyễn Bá Minh dự báo 6 tháng cuối năm 2022, thị trường giá cả tại Việt Nam có nhiều nhân tố làm tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) như giá nguyên liệu, nhiên vật liệu và đặc biệt là giá xăng dầu, khí đốt và phân bón trên thị trường thế giới vẫn còn đứng ở mức cao và có khả năng sẽ tăng thêm. Điều này cũng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng theo và gây ra áp lực làm tăng giá của hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Ngoài ra, tình hình thiên tai, dịch bệnh tại Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạp, dịch bệnh COVID-19, dịch sốt xuất huyết, hạn hán, xâm lấn mặn hay nắng nóng, bão lũ,... sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 


Có nhiều chuyên gia cho rằng 6 tháng cuối năm, giá của nguyên liệu còn đứng ở mức cao và có khả năng sẽ tăng thêm
Có nhiều chuyên gia cho rằng 6 tháng cuối năm, giá của nguyên liệu còn đứng ở mức cao và có khả năng sẽ tăng thêm

Dù vậy, PGS, TS Nguyễn Bá Minh cũng cho rằng, vẫn có những nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI như sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua phát triển khá tốt với nhiều tín hiệu khả quan cũng cho thấy cung cầu nông sản (thịt lợn, lúa gạo, rau quả,...) trong những tháng cuối năm sẽ không có sự căng thẳng và giúp cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm không bị tăng đột biến.  PGS, TS Nguyễn Bá Minh cũng đưa ra dự báo CPI của Việt Nam trong năm 2022 so với năm 2021 bình quân sẽ tăng từ mức 3,3% - 3,9%. 

Có 2 kịch bản tăng giá hàng hóa trong 6 tháng cuối năm 2022

Đối với nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) - TS Lê Quốc Phương lại dự báo sẽ có hai kịch bản tăng CPI trong 6 tháng cuối năm 2022. Theo đó, trong kịch bản 1, kinh tế vĩ mô ổn định đã tạo dư địa kiềm chế lạm phát, nguồn cung hàng hóa và nhất là lương thực - thực phẩm dồi dào, không gây ra biến động lớn về giá thì dự báo CPI trong 6 tháng cuối năm không tăng mạnh, CPI bình quân của cả nước sẽ dưới mức 4%. 

Còn kịch bản 2 sẽ là nếu như hàng hóa thế giới vẫn tăng, đặc biệt là giá xăng dầu và lương thực kéo giá thành sản phẩm trong nước tăng theo, kinh tế Việt Nam có sự phục hồi kéo theo nhu cầu nội địa tiếp tục có sự tăng trưởng, cộng thêm việc tăng lương tối thiểu vùng hay tín dụng tăng cao du nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đều tăng thì CPI trong 6 tháng cuối năm cũng có thể tăng cao hơn 6 tháng cuối năm, khả năng CPI bình quân của cả năm sẽ vượt mức 4%. 


Vẫn có những nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI như sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua phát triển khá tốt với nhiều tín hiệu khả quan
Vẫn có những nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI như sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua phát triển khá tốt với nhiều tín hiệu khả quan

Nhận định của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong nửa cuối năm 2022, có nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên việc kiểm soát lạm phát như căng thẳng chính trị tại một số khu vực cũng như tình hình chiến tranh chiến lược giữa các nước lớn và nhất là trong lĩnh vực thương mại. Dự báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động đến kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát tình hình lạm phát của Chính phủ; rủi ro lạm phát ở trên thế giới vẫn đang tăng cao cũng tác động gián tiếp đến Việt Nam. Hơn thế, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới cũng như nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như xăng - dầu, gas, vật liệu xây dựng, phân bón hay thức ăn chăn nuôi, dịch vụ du lịch,... Tuy nhiên, theo Cục quản lý giá, bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế hiện nay cũng đã góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. Trong đó, với các chính sách về thuế, giảm thuế, lệ phí cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát tình hình lạm phát theo mục tiêu hay nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực - thực phẩm trên thị trường vẫn còn dồi dào. 

Cùng với đó, giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản vẫn giữ được ổn định hay giá của nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý nhà nước vẫn được giữ ổn định hoặc kiềm chế mức tăng giá cũng sẽ góp phần hạ van lạm phát.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cục Quản lý cũng cho rằng, để có thể bình ổn giá những tháng cuối năm, các bộ - ngành - địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp. Trong đó, tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác với mục đích khắc phục kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Không những thế, cơ quan chức năng cũng tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung. Ngoài ra, theo dõi sát về tình hình kinh tế, lạm phát thế giới cùng các chính sách ứng phó của các nước, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn. Và đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu là kiểm soát tình trạng lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo cho Ban chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025