meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng như thế nào khi tắc nghẽn diễn ra?

Thứ bảy, 17/09/2022-19:09
Theo đó, Chứng khoán SSI cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2022 khi tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Mỹ và Châu Âu chưa thể nào có thể khắc phục được trước năm 2023 và vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng gồm thiếu cầu cảng và thiếu xe tải cũng như nhân công.

So với trung bình năm 2021, giá cước vận tải ở Việt Nam tăng 50%

Theo báo cáo phân tích công bố tuần cuối tháng 8/2022 của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, trên toàn cầu, sản lượng container qua cảng đã tăng trưởng chậm lại. Và trong 6 tháng năm 2022, sản lượng container ở các cảng chính như Shanghai, Hong Kong, Singapore, Los Angeles đã giảm bởi thắt chặt phong tỏa ở các thành phố Trung Quốc cùng các khu vực sản xuất chính sách Zero Covid ở nước này; tiêu dùng trong bối cảnh hàng tồn kho bán lẻ ở mức cao và người tiêu dùng dịch chuyển sang chi tiêu từ hàng hóa sang dịch vụ khi mà hầu hết các quốc gia đã mở cửa biên giới trở lại. 

Có thể thấy, các cảng của Việt Nam cũng vẫn duy trì được tốt với sản lượng 12,8 triệu TEU trong 6 tháng đầu năm 2022. Mặc dù vậy thì tăng trưởng giảm tốc chỉ ở mức 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng container quốc tế ghi nhận tăng 3,4% so với cùng kỳ và sản lượng nội địa giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước. 

Còn về vận tải biển, giá cước vận tải container cũng giảm trên thị trường giao ngay. Giá cước cũng đã bắt đầu giảm từ tháng 2 khi nhu cầu yếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Tiếp theo đó là tình trạng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại các thành phố Trung Quốc cũng như chiến sự giữa Nga  và Ukraine. Drewry cho biết, giá cước vận chuyển container trung bình đã giảm -30% từ hồi tháng Hai nhưng vẫn còn duy trì gấp 5 lần so với mức trước dịch. Chứng khoán SSI cũng lưu ý rằng các tuyến đi từ cảng Thượng Hải cũng chịu sức ép giảm mạnh nhất trong khi các tuyến khác lại chịu ảnh hưởng hơn. 


Chứng khoán SSI cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2022 khi tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Mỹ và Châu Âu chưa thể nào có thể khắc phục được trước năm 2023 và vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng gồm thiếu cầu cảng và thiếu xe tải cũng như nhân công
Chứng khoán SSI cho rằng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2022 khi tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Mỹ và Châu Âu chưa thể nào có thể khắc phục được trước năm 2023 và vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng gồm thiếu cầu cảng và thiếu xe tải cũng như nhân công

Đối với thị trường Việt Nam, giá cước cũng tiếp tục được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu cung tàu và điều chỉnh được mức tăng cho một số tuyến có nhu cầu cao trong quý 1/2022. Chứng khoán SSI cũng ước tính rằng giá cước cũng đã tăng 50% so với mức trung bình của năm 2021. Bên cạnh đó, các hãng vận tải cũng đã tiến hành áp dụng thêm phụ phí biến động giá nhiên liệu (BAF) để có thể bù đắp việc chi phí nhiên liệu tăng. 

Và đối với thị trường cho thuê, giá thuê vẫn ở mức ổn định và chỉ ghi nhận giảm nhẹ 5% từ mức đỉnh. Bởi vì thiếu tàu container tiếp tục kéo dài bởi vì tình trạng tắc nghẽn ở các cảng nên thị trường cho thuê có ít thay đổi. Dù vậy thì thời hạn hợp đồng cũng đã rút ngắn lại xuống mức dưới 2 năm từ 2 - 5 năm trong giai đoạn đỉnh điểm. 

Cũng trong báo cáo phân tích này, các chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng tắc nghẽn. Tình trạng này cũng còn khá phổ biến nhưng các điểm nóng tắc nghẽn cũng ghi nhận đã có sự thay đổi. Cụ thể, tình trạng tắc nghẽn tại Bờ Tây Mỹ cũng đã được cải thiện đáng kể nhưng tắc nghẽn này đã chuyển sang Bờ Đông Mỹ. Hơn thêm, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng cũng đã xảy ra tại Châu Âu và Địa Trung Hải, càng nghiêm trọng hơn đó là những cuộc đình công xảy ra ở nhiều càng trên toàn thế giới. 

Có thể thấy, tình hình này cũng được thể hiện qua việc các nhà kho cũng đã được lấp đầy cũng như tình trạng thiếu xe tải/khung gầm xe. Giá cước tàu hàng lỏng (tanker) cũng đã tăng vọt bởi ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukrainer. Hơn thế, nhu cầu vận chuyển bằng tàu tanker cũng ghi nhận tăng cả khối lượng lẫn quãng đường khi mà Châu Âu đã bắt đầu giảm phụ thuộc vào các sản phẩm dầu khí bằng tàu chở hàng thay vì sử dụng đường ống dẫn khí nước thời điểm trước đó. 

Cũng bởi dầu Nga chiếm đến 40% nhập khẩu dầu khí của Châu Âu mà động thái này đã dẫn đến nhu cầu tàu tanker tăng đáng kể. Và việc Nga chuyển hướng bán sản phẩm dầu khí sang các thị trường khác như Iran hay Ấn Độ cũng khiến cho nhu cầu vận chuyển tăng cao. 



Đối với thị trường Việt Nam, giá cước cũng tiếp tục được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu cung tàu và điều chỉnh được mức tăng cho một số tuyến có nhu cầu cao trong quý 1/2022
Đối với thị trường Việt Nam, giá cước cũng tiếp tục được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu cung tàu và điều chỉnh được mức tăng cho một số tuyến có nhu cầu cao trong quý 1/2022

Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng như thế nào khi tắc nghẽn diễn ra?

Chứng khoán SSI cho biết, nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023 ngành cảng sẽ đối mặt với nhu cầu vận chuyển container có thể chậm lại bởi tiêu thụ trên toàn cầu yếu đi trong bối cảnh lạm phát cao và chiến sự giữa Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, tình trạng giãn cách xã hội ở Trung Quốc bởi dịch bệnh COVID-19 cũng đã làm tắc nghẽn trong việc lưu thông hàng hóa từ đó dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm. Chứng khoán SSI cũng ước tính sản lượng qua cảng có thể tiếp tục đà tăng trưởng cao trong 6 tháng cuối năm 2022 (dự kiến 10% so với cùng kỳ) bởi mức so sánh thấp trong cùng kỳ năm 2021. Mặc dù vậy thì tăng trưởng cũng có thể chậm lại về mức một chữ số ở trong năm 2023. 

Tuy nhiên, ngành này vẫn có triển vọng tăng trưởng trong dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Cũng theo SSI thì việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước lân cận cũng khiến cho một số công ty chuyển hoạt động sản xuất sang thị trường Việt Nam. Mặc dù vậy thì nhiều nhà máy vẫn còn phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ chuỗi cung ứng Trung Quốc từ đó làm gia tăng việc luân chuyển hàng hóa ra vào Việt Nam trong thời gian dài hạn.

Còn đối với ngành vận chuyển container, Chứng khoán SSI cho rằng gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2022 khi mà tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Mỹ và Châu chưa thể nào khắc phục được so với trước năm 2023 và vẫn diễn ra trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng điển hình như thiếu cầu cảng, thiếu xe tải, thiếu nhà kho và thiếu cả nhân công. 



Chứng khoán SSI cho biết, nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023 ngành cảng sẽ đối mặt với nhu cầu vận chuyển container có thể chậm lại bởi tiêu thụ trên toàn cầu yếu đi
Chứng khoán SSI cho biết, nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023 ngành cảng sẽ đối mặt với nhu cầu vận chuyển container có thể chậm lại bởi tiêu thụ trên toàn cầu yếu đi

Chứng khoán SSI cũng nhận định rằng: “Yếu tố chính quyết định quá trình điều chỉnh giá cước đó là vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Hiện tại, chúng tôi chưa nhận thấy dấu hiệu tình trạng tắc nghẽn cảng sẽ cải thiện. Chúng tôi cho rằng giá cước cũng sẽ cần một thời gian dài để điều chỉnh từ mức đỉnh, giá cước giảm dần nhưng vẫn sẽ ở mức cao trong nửa cuối 2022. Tuy nhiên, giá cước có thể giảm mạnh vào năm 2023 nếu như tình trạng tắc nghẽn được giải quyết và Trung Quốc tiến hành mở cửa trở lại. Dù vậy, chúng tôi cũng cho rằng mức giá cân bằng sẽ cao hơn mức trước dịch Covid bởi các hãng vận chuyển phải chịu chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành cao hơn nhiều so với trước đây".

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cảng cũng rất cần thời gian để có thể thích ứng với các tàu mới đóng có kích thước lớn hơn trước và khi mà tình trạng tắc nghẽn được giải quyết. Hơn thế, luân chuyển hàng hóa trên toàn cầu cũng cần phụ thuộc lớn vào Trung Quốc cũng như chiến lược Zero COVID của nước này. 

Cũng theo đó, giá cước vận tải ở trên thị trường quốc tế cũng sẽ dần trở lại mức bình thường bởi nhu cầu giảm và nguồn cung tăng. Nguồn cung tàu container đóng mới cũng sẽ tăng mạnh đồng thời cũng sẽ gia nhập vào thị trường (năm 2023: 9,9%; năm 2024: 11,1% so với trọng tải cuối năm 2021) - điều này cũng sẽ gây áp lực lên giá cước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025