meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chi phí thành lập doanh nghiệp là gì? Những chi phí cần thiết để thành lập doanh nghiệp

Thứ sáu, 31/03/2023-00:03
Để thành lập một doanh nghiệp thì ngoài nhân lực thì cần phải có cả nguồn kinh tế vững chắc. Vậy chi phí để thành lập một doanh nghiệp cần bao nhiêu và cần cho những hạng mục đầu tư nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cho các câu hỏi trên.

Chi phí thành lập doanh nghiệp là gì?

Chi phí thành lập doanh nghiệp trong tiếng Anh là Establishment costs, đây là khoản chi phí bao gồm tất cả các khoản cần thiết mà chủ doanh nghiệp phải đưa ra từ khi có ý tưởng kinh doanh đến doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động.

Những chi phí ban đầu này thường chỉ phát sinh một lần và không thường xuyên lặp lại nhưng đều là những chi phí bắt buộc để có thể hoàn thiện quá trình đăng ký và thành lập công ty, nên trước khi thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một khoản chi phí để nộp đủ các loại phí thành lập doanh nghiệp đã được quy định theo pháp luật. 


Chi phí thành lập doanh nghiệp là khoản chi phí bao gồm tất cả các khoản cần thiết mà chủ doanh nghiệp phải đưa ra từ khi có ý tưởng kinh doanh đến doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động
Chi phí thành lập doanh nghiệp là khoản chi phí bao gồm tất cả các khoản cần thiết mà chủ doanh nghiệp phải đưa ra từ khi có ý tưởng kinh doanh đến doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động

Những loại chi phí khi thành lập doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải có nguồn lực kinh tế mạnh và ổn định. Nguồn chi phí thành lập doanh nghiệp này thường là những danh mục cố định và cần thiết có thể kể đến như sau:

1. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 32 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty cần phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC, mức lệ phí để đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng. Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp đăng ký trực tuyến qua cổng thông tin điện tử thì sẽ được miễn phí khoản lệ phí này. 

Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp không thành công thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận và không được hoàn trả lại lệ phí trong bất cứ trường hợp nào. Vì thế cần phải chuẩn bị các giấy tờ và cung cấp đầy đủ thông tin trước khi nộp hồ sơ đến cơ quan kiểm duyệt. 

2. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia là điều cần thiết và bắt buộc để giúp doanh nghiệp công khai minh bạch các thông tin như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật ra công chúng. Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần, người đi đăng ký có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chọn hình thức chuyển khoản qua tài khoản của Sở kho bạc nhà nước.

3. Chi phí khắc con dấu

Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập cũng phải có con dấu riêng bởi đây được coi là phương thức đại diện cho doanh nghiệp trên giấy tờ, con dấu này được dùng để xác nhận danh tính và khẳng định giá trị pháp lý của nội dung trong các bản hợp đồng, văn bản pháp lý của doanh nghiệp. Chi phí khắc dấu hiện nay dao động tùy từng nơi nhưng rơi vào khoảng 250.000 đồng đến 350.000 đồng/con dấu. Tại Hà Nội, đối với doanh nghiệp mới thành lập thì UBND thành phố sẽ hỗ trợ chi phí khắc con dấu, nên sẽ tiết kiệm được một khoản.

4. Chi phí mua chữ ký số cho doanh nghiệp

Chữ ký số cũng là một trong những thành phần cực kì cần thiết để định danh và xác thực văn bản, kê khai thuế, BHXH, hải quan điện tử,… của doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến. Chữ ký số cũng được thay cho con dấu và chữ ký của doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật. Chi phí để mua chữ ký số phụ thuộc vào số năm mà doanh nghiệp muốn đăng ký, thông thường, chi phí này sẽ rơi vào khoảng 1.200.000 đồng/năm.

5. Chi phí mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

Tài khoản ngân hàng là điều mà các doanh nghiệp bắt buộc phải mở để giao dịch và nộp thuế cho nhà nước. Thông thường, khi mở tài khoản ngân hàng không mất phí nhưng doanh nghiệp phải đóng phí duy trì tài khoản thường niên trung bình khoảng 1.000.000 đồng/tài khoản. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục thông báo về thông tin số tài khoản doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh để thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Các nội dung này khi đăng ký không mất phí nhưng thuê đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài sẽ mấy khoảng từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

6. Lệ phí môn bài

Đây là một trong những phí cực kì quan trọng mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp khi mới thành lập. Phí môn bài là một khoản phí phải đóng hàng năm và dựa theo giá trị của công ty để đánh giá mức phí hợp lý. Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức lệ phí phải đóng là 2.000.000 đồng/năm. Đối với trường hợp doanh nghiệp sở hữu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì mức đóng sẽ là 3.000.000 đồng/năm.

7. Chi phí phát hành hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là chứng từ và cơ sở để kế toán ghi nhận khi bán hàng và cung cấp dịch vụ theo các quy định đã được ban hành của luật kế toán. Do đó, đây là những mục mà doanh nghiệp bắt buộc phải có khi mới thành lập. Chi phí của mỗi gói hóa đơn này sẽ phụ thuộc vào quy mô cũng như nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Thông thường, hóa đơn điện tử sẽ dao động trong khoảng từ 390.000 đồng / 300 hóa đơn đến 30.000.000 đồng / 100.000 hóa đơn tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp muốn mua nhiều hay ít.


Để thành lập một doanh nghiệp bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải có nguồn lực kinh tế mạnh và ổn định để thực hiện việc nộp các loại phí khi thành lập
Để thành lập một doanh nghiệp bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải có nguồn lực kinh tế mạnh và ổn định để thực hiện việc nộp các loại phí khi thành lập

Để thành lập một doanh nghiệp sẽ có những chi phí bắt buộc phải chi tiêu lúc ban đầu để hoàn thiện quá trình thành lập và phát triển. Vì thế, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng các nguồn lực về kinh tế, nhân lực để có thể đầu tư và phát triển một cách toàn diện, đầy đủ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025