Chỉ báo Bollinger bands là gì? Bí quyết sử dụng Bollinger bands hiệu quả
BÀI LIÊN QUAN
Lưu ý cách đọc biểu đồ chứng khoán chuẩn xác13 mẫu mô hình biểu đồ chứng khoán phổ biếnChỉ báo Bollinger bands là gì?
Chỉ báo Bollinger bands được biết đến như một công cụ phân tích kỹ thuật mà cách xác định thông qua đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới trong biểu đồ của chứng khoán. Chỉ báo Bollinger bands hay còn gọi là dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp trong các giai đoạn thị trường biến động hoặc ít biến động hơn. Bollinger bands được sáng lập và phát triển bởi nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng tên là John Bollinger đã nắm giữ bản quyền sở hữu.
Ý nghĩa của Bollinger Bands
Chỉ báo Bollinger Bands là một chỉ báo phổ biến mà các trader sẽ dựa vào đó để dự đoán sức mua hoặc sức bán của thị trường. Trong trường hợp giá càng di chuyển đến dải trên của Bollinger bands, thị trường càng tăng việc mua còn trong trường hợp giá di chuyển đến dải thấp hơn thì thị trường sẽ chủ động có xu hướng bán.
Dải Bollinger bands siết chặt (thu hẹp)
Khi tìm hiểu về dải Bollinger bands cần phải hiểu được về khái niệm siết chặt ở đây là khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới với đường SMA thu hẹp lại. Nếu như Bollinger Bands siết chặt thì cổ phiếu đang trong giai đoạn ít biến động, điều này dự báo cho tương lai giá cổ phiếu sẽ khả năng biến động giảm bớt và cơ hội để thoát vị thế dễ dàng nhìn thấy. Tuy nhiên, đây không phải tín hiệu giao dịch vì nó không thể đưa ra thông tin giá sẽ tăng hay giảm.
Bứt phá
Thông thường, khoảng 90% hành động giá xảy ra giữa dải trên và dải dưới. Bất kỳ khi nào khi có bất cứ sự thay đổi nào như giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới đều là sự kiện lớn. Cũng giống như siết chặt, bứt phá trở thành một tín hiệu giao dịch của các nhà đầu tư nhưng sự bứt phá này không hề cung cấp các thông tin về hướng hay mức độ về sự di chuyển của giá trong tương lai nên đã dẫn đến một số sai lầm mà mọi người hay mắc phải là tin vào việc giá chạm mốc hoặc vượt các dải tín hiệu đã đủ yêu cầu để mua hoặc bán.

Hạn chế của Bollinger bands
Trước tiên, các trader cần phải biết Bollinger Bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập. Chúng đơn giản là những chỉ báo được tạo ra để cung cấp những thông tin liên quan đến việc biến động giá giúp cho các trader có thêm thông tin. John Bollinger đã đưa ra đề xuất sử dụng các chỉ báo của Bollinger bands với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác để có thể cung cấp cho nhà đầu tư nhiều tín hiệu trực tiếp từ thị trường. Một số kỹ thuật được ông hay sử dụng kết hợp với MACD và RSI.
Những con số này được tính toán từ từ SMA, trong khi Bollinger bands có trọng số dữ liệu cũ và dữ liệu mới ngang nhau nên chỉ cần sơ suất là sẽ bị pha lẫn lộn và pha loãng cùng thông tin cũ. Đồng thời, việc sử dụng SMA trong thời gian 20 ngày và một số lần độ lệch chuẩn đã trở thành lựa chọn rất hiệu quả với mọi tình huống xảy ra. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào SMA để điều chỉnh số lần độ lệch chuẩn cho phù hợp và tiện theo dõi hơn. Nhờ vào Bollinger bands các nhà đầu tư sẽ khám phá được các cơ hội tốt và thành công trong tương lai.
Bí quyết sử dụng Bollinger bands mang lại hiệu quả giao dịch
Giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Bands
Khi nhà đầu tư giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Band thì họ sẽ phải chú ý đến dải trên là ngưỡng kháng cự và dải dưới là ngưỡng hỗ trợ của Bollinger Bands. Ngay khi sự biến động xảy ra và chạm vào một trong hai vùng này thì giao dịch sẽ ngay lập tức được thực hiện nhưng vẫn cần phải lưu ý đến các đặc điểm của phương pháp giao dịch như sau:
- Đầu tiên, phương pháp chỉ phù hợp trong giai đoạn thị trường không có nhiều biến động khả năng tích lũy với mức sinh lời đem lại khá thấp.
- Thứ hai, trong trường hợp giá xảy ra sự biến động vượt khỏi dải Bollinger Band thì sẽ đi theo một xu hướng hoàn toàn mới không còn dựa vào các xu thế hay tín hiệu đóng mở cũ được nữa.
- Thứ ba, khi dải Bollinger Bands mở rộng ra thì mọi sự biến động sẽ tăng lên vì nhiều khả năng xu hướng mới sẽ diễn ra trong tương lai nên mọi biến động của dải Bollinger bands cũ trở nên bất hợp lý không còn phù hợp.
Giao dịch tại điểm breakout kênh giá sau chuỗi Bollinger Bands đi ngang kéo dài
Chuỗi biến động giá đi ngang diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm cho các biến động ngắn hạn trở nên mượt hơn. Các hệ thống giao dịch có lợi nhất là tại các điểm đường giá tạo ra những điểm breakout vượt khỏi cận trên cận dưới của dải Bollinger Bands. Sau mỗi phiên thì nhà đầu tư nên điều chỉnh các phiên breakout sao cho cụ thể và tương ứng tránh để mở vị thế hoặc đóng vị thế hiện tại. Một phiên break out khỏi dải Bollinger Bands dự báo khoảng 90% xu hướng giá trước đó thay đổi theo hướng tăng đột phá.
Biến động giá
Biến động giá được xem như một phương thức để đánh giá sự thay đổi của giá trên thị trường, biến động giá thấp thì xu hướng và mô hình dễ thất bại hơn so với biến động giá cao. Sự biến động này liên quan đến xu hướng lên hoặc xuống của thị trường chung. Thông qua việc theo dõi sự biến động nhà đầu tư có thể dự đoán được các xu hướng sắp diễn ra trong tương lai. Nếu biến động không đủ mạnh để phá giá thì mô hình tăng hay đảo chiều đều bị suy yếu nhanh chóng.

Chỉ báo Bollinger Bands đóng vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán góp phần đưa ra các tín hiệu về giá trên thị trường nhưng không phải cơ sở đánh giá chính xác nhất. Vì thế cần phải có các bí quyết để sử dụng Bollinger Bands một cách hiệu quả trên thị trường chứng khoán.