meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cadovimex, Bianfishco, Hùng Vương...: Những cái tên vang bóng một thời nhờ xuất khẩu thủy sản nay chỉ còn là quá khứ

Thứ ba, 18/10/2022-17:10
Nhiều doanh nghiệp thủy sản từng lọt top dẫn đầu về xuất khẩu đã ngày càng xuống dốc, rơi vào tình trạng thua lỗ với số lỗ lũy kế lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Thời điểm hiện tại, lạm phát cùng với những biến động về tỷ giá đồng USD, đồng Euro cùng với Yen Nhật đang khiến cho nhiều doanh nghiệp thủy sản phải toát mồ hôi. Liên quan đến vấn đề này, bà Lê Hằng thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận định: “Trong điều kiện thị trường hàng hóa thế giới cùng với thị trường ngoại hối đang có nhiều biến động, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chú ý tới tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương để có thể lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu,lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp”.

Thời gian gần đây, việc chế biến thủy sản càng thêm nhiều bất lợi khi nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước đang có dấu hiệu sụt giảm về những tháng cuối năm. Nhiều khả năng, các nhà máy sẽ đối mặt cùng lúc với 2 sức ép, một là giảm giá xuất khẩu, hai là tăng giá thu mua nguyên liệu bởi nguồn cung thiếu hụt. Những khó khăn này đã khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó, làm ăn thua lỗ và thậm chí là phá sản.

Mới đây, Cadovimex đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Tại đại hội, một trong những kế hoạch của công ty trong năm nay là hoàn tất thủ tục pháp lý, mở thủ tục phá sản. Nhớ lại giai đoạn 2012-2012, bên cạnh những cái tên như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, mỗi khi nhắc đến xuất khẩu thủy sản, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến Agifish, Anvifish Cadovimex, Hùng Vương hay Quốc Việt. Thời bấy giờ, những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn đã liên tục mở rộng quy mô, thế nhưng hiện tại những cái tên này đã chỉ còn là dĩ vãng…


Nhớ lại giai đoạn 2012-2012, bên cạnh những cái tên như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, mỗi khi nhắc đến xuất khẩu thủy sản, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến Agifish, Anvifish Cadovimex, Hùng Vương hay Quốc Việt. Ảnh minh họa
Nhớ lại giai đoạn 2012-2012, bên cạnh những cái tên như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, mỗi khi nhắc đến xuất khẩu thủy sản, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến Agifish, Anvifish Cadovimex, Hùng Vương hay Quốc Việt. Ảnh minh họa

Cadovimex

Từng có thời gian, Cadovimex từng là một doanh nghiệp xuất khẩu tôm thuộc top đầu cả nước. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/6/2022, công ty này đang ghi nhận vốn chủ sở hữu ở mức âm 1.246 tỷ đồng trong khi tổng tài sản chỉ còn 20 tỷ đồng. 

Tính từ năm 2009 cho đến nay, chỉ có 3 năm từ 2013 đến 2015 là Cadovimex có lãi, nhưng mức lãi vô cùng mỏng, chỉ từ vài triệu đến 1,2 tỷ đồng. Từ mức hơn 1.200 tỷ đồng, doanh thu của Cadovimex hiện chỉ còn vài chục tỷ động. Lãnh đạo dù đã thay đổi liên tục nhưng Cadovimex vẫn không thể đứng dậy được, hoạt động kinh doanh cũng không thể khởi sắc vì khó khăn từ những năm trước ngày càng dồn nén. 

Agifish

Agifish từng là một doanh nghiệp xuất khẩu lớn, đồng thời là một trong những nhà chế biến cũng như xuất khẩu cá tra và cá basa đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2013, doanh thu của Agifish chạm mốc 3.000 tỷ đồng. Thế nhưng vinh quang chẳng được lâu, từ năm 2015 công ty này bắt đầu gặp khó, đến năm 2017 thì bắt đầu lỗ lớn. 

Tính đến hết tháng 6 năm nay, Agifish ghi nhận khoản lỗ lũy kế là hơn 859 tỷ đồng, nợ ngắn hạn đã vượt qua tài sản ngắn hạn 375 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu cũng âm 165 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2022, Agifish tiếp tục thua lỗ gần 12 tỷ đồng. Cùng với nhiều nguyên nhân khác, Agifish bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của mình. 

Năm 2020, cổ phiếu của công ty này đã bị hủy niêm yết ở trên sàn HoSE, sau đó  chuyển sang giao dịch trên sàn UpCOM bởi nguyên nhân “tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp”. Lý giải về nguyên nhân liên tục thua lỗ, phía lãnh đạo công ty từng lý giải là do chính sách tín dụng của các ngân hàng ngày càng thắt chặt khiến nguồn vốn của Agifish thiếu hụt và không thể đáp ứng cho những vùng nuôi nguyên liệu khiến giá thành nuôi cao và thiếu nguyên liệu sản xuất, kinh doanh không hiệu quả. Bên cạnh đó, sản phẩm của Agifish không thể xuất khẩu sang Mỹ, buộc phải chuyển sang thị trường khác khiến cho các khoản nợ phải thu tăng cao và khó đòi. Agifish vì thế phải trích lập dự phòng với số tiền lớn. 

Thủy sản Phương Nam

Hồi đầu năm nay, Thủy sản Phương Nam đã nộp đơn lên tòa án để xin phá sản. Từng có thời gian, công ty này là 1 trong 7 doanh nghiệp sở hữu kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, sau khi ông Lâm Ngọc Khuân (người sáng lập kiêm chủ tịch công ty) bỏ chạy để trốn nợ, Thủy sản Phương Nam được tái cơ cấu nhưng làm ăn kinh doanh vẫn không hiệu quả. Tng nợ của Thủy sản Phương Nam hiện đã lên đến khoảng 5.000 tỷ đồng.


Nhiều doanh nghiệp thủy sản từng lọt top dẫn đầu về xuất khẩu đã ngày càng xuống dốc, rơi vào tình trạng thua lỗ với số lỗ lũy kế lên đến hàng trăm tỷ đồng
Nhiều doanh nghiệp thủy sản từng lọt top dẫn đầu về xuất khẩu đã ngày càng xuống dốc, rơi vào tình trạng thua lỗ với số lỗ lũy kế lên đến hàng trăm tỷ đồng

Sau khi tiến hành tái cơ cấu và bán tài sản để xử lý nợ cho các ngân hàng, Thủy sản Phương Nam vẫn còn nợ khoảng 3.000 tỷ đồng trong khi tổng tài sản còn không quá 150 tỷ đồng. Năm 2019, công ty này ghi nhận mức âm vốn chủ sở hữu là 2.639 tỷ đồng.

Anvifish

Từ năm 2014, công ty này bắt đầu lỗ liên miên, doanh thu cùng năm cũng đã giảm chỉ còn 155 tỷ đồng vì ảnh hưởng của việc áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cá tra phi – lê của công ty vào thị trường Mỹ trong khi doanh thu năm 2013 của công ty là 1.510 tỷ đồng. Năm 2014, công ty này lỗ sau thuế đến 913 tỷ đồng. Mức lỗ lớn qua các năm khiến Anvifish âm vốn chủ sở hữu là 1.961 tỷ đồng và tổng tài sản chỉ còn 54 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2020. 

Sau đó, cổ phiếu AVF của Anvifish đã bị hủy niêm yết, chuyển sang giao dịch trên sàn UpCOM với mức 900 đồng/cổ phiếu. Cũng trong năm 2014, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Anvifish khi ấy là ông Lưu Bách Thảo đã bán hết cổ phiếu sang Mỹ để chữa bệnh, để lại công ty với khoản nợ lên đến 1.565 tỷ đồng. Đến năm 2021, ông Thảo đã bị khởi tố về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thủy Hải Sản Sài Gòn APT

Thủy Hải Sản Sài Gòn APT được thành lập vào năm 1976, đến tháng 1/2007 thì chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần. Thế nhưng tính từ năm 2008 cho đến nay, công ty này liên tục thua lỗ và chìm ngập trong nợ nần. Tính đến ngày 31/12/2021, khoản lỗ lũy kế của APT đã là 1.077 tỷ đồng, trong khi đó âm vốn chủ sở hữu là 988 tỷ đồng. Đồng thời, APT cũng bị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.

Tháng 6/2022, Thủy Hải Sản Sài Gòn APT đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân quận Bình Tân (TP.HCM) theo đơn kiện của Ngân hàng Sacombank về việc yêu cầu thanh toán nợ. Báo cáo tài chính năm 2021 cho thấy, công ty này đã vay Sacombank 103 tỷ đồng cùng với 5.833 lượng vàng SJC từ năm 2009 với thời hạn 12 tháng, tuy nhiên cho đến nay công ty vẫn chưa có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Bianfishco

Bianfishco từng có thời điểm là “ông lớn” trong xuất khẩu thủy sản cả nước. Thời điểm hoạt động ổn định, doanh thu của công ty này lên đến 100 triệu USD/năm và mang đến cơ hội việc làm cho hơn 5000 lao động.

Đến năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012, Bianfishco đối mặt với khó khăn vì nguồn cung nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định trong khi chi phí tài chính tăng cao, cộng thêm ngân hàng dừng cung cấp tín dụng. Thời điểm này, quản trị điều hành của Bianfishco vẫn còn yếu kém, điều này khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh bị đình trệ. Công ty lâm vào cảnh thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và cả những người dân bán cá. Tính riêng trong năm 2011, công ty này đã thua lỗ 705 tỷ đồng. 


Quy mô tài sản của nhiều "ông lớn" thủy sản một thời ngày càng bị thu hẹp
Quy mô tài sản của nhiều "ông lớn" thủy sản một thời ngày càng bị thu hẹp

Sau đó, ngân hàng SHB (sở hữu 50% cổ phần của Bianfishco) đã phối hợp với Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC (thuộc Bộ Tài chính) để tiến hành xây dựng phương án tái cấu trúc Bianfishco.

Thủy sản Hùng Vương

Thủy sản Hùng Vương (HVG) cũng từng có thời là tay chơi khét tiếng về M&A trên thị trường, thế nhưng công ty này cũng phải lao đao vì chạy đua huy động vốn. Khoảng thời gian từ 2007 đến 2014 có thể nói là giai đoạn vàng của HVG khi doanh thu tăng trưởng liên tục, từ 1.500 tỷ đồng lên 14.900 tỷ đồng, lợi nhuận vào năm 2014 là hơn 400 tỷ đồng. 

Kể từ năm 2015 - thời điểm toàn ngành thủy sản đang lâm vào khủng hoảng, HVG cũng bắt đầu lao dốc. Do sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao, HVG lâm vào thua lỗ nặng nề khi thị trường tài chính không thuận lợi. Bị nhà băng từ chối giãn nợ, trong giai đoạn 2018-2019, Thủy sản Hùng Vương liên tục phải bán đứt nhiều công ty con và công ty liên kết để có thể duy trì hoạt động. Vào năm tài chính 2019, công ty này thua lỗ 1.124 tỷ đồng, tổng số lỗ lũy kế lên đến 1.489 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản chỉ còn 8.025 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 916 tỷ đồng.

Thủy sản Quốc Việt

Thủy sản Quốc Việt được thành lập vào năm 1998, ông Ngô Quốc Việt đóng vai trò là Tổng Giám Đốc còn Ngô Văn Nga là Chủ tịch HĐQT. Công ty này hoạt động theo mô hình gia đình, chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Từng sở hữu vốn điều lệ lên đến 2.922 tỷ đồng và là một trong những đại gia xuất khẩu tôm của Cà Mau, tuy nhiên Thủy sản Quốc Việt sau đó đã vấp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh. Đặc biệt trong năm vừa qua, công ty lỗ 2.600 tỷ đồng. 

Năm 2020, Thủy sản Quốc Việt từng bị UBND tỉnh Cà Mau xử phạt vì chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cùng với bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2021, BIDV đã đấu giá bán khoản nợ 873 tỷ đồng của Thủy sản Quốc Việt.

Âu Vững 2 và Thiện Âu Vững

Âu Vững 2 và Thiện Âu Vững là 2 công ty đều có liên quan đến bà Âu Ngọc Vững, một doanh nghiệp do bà Vững đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc còn một doanh nghiệp là đại diện pháp luật. Năm 2020, Âu Vững 2 có khoản lỗ lớn lên đến 1.131 tỷ đồng khiến cho công ty này âm vốn chủ sở hữu lên đến 652 tỷ đồng. Chưa kể, công ty này còn vướng vào kiện tụng có liên quan đến khu đất xây dựng nhà máy thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu. Trong khi đó, Công ty Thiện Âu Vững năm 2020 cũng ghi nhận mức lỗ lên đến 893 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 679 tỷ đồng

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025