meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Apple ưu tiên chọn Việt Nam thành trung tâm sản xuất mới

Thứ năm, 26/05/2022-09:05
Nhà sản xuất iPhone, Apple gần đây đã chia sẻ với những nhà cung ứng rằng hãng này muốn sản xuất nhiều hơn ở Ấn Độ và Đông Nam Á.

Theo Zingnews, Apple đã nói với một số đối tác sản xuất của mình rằng hãng này muốn thúc đẩy hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Tờ WSJ đã dẫn lời nguồn tin thân cận cho biết chính sách phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc là một trong những lý do cho mong muốn này.

Nguồn tin nói thêm rằng Ấn Độ và Việt Nam nằm trong số những quốc gia đang được chú ý nhiều hơn trong bối cảnh Apple đang tìm kiếm những địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Hiện tại, Ấn Độ và Việt Nam cũng đang chiếm một phần nhỏ trong năng lực sản xuất toàn cầu của Apple.


 
 

Theo nhiều nhà phân tích, có tới hơn 90% các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad và MacBook đang được sản xuất ở Trung Quốc thông qua các đối tác bên thứ 3. Nhiều nhà phân tích nhận định việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc là một rủi ro lớn với Apple.

Được biết, người phát ngôn của Apple đã từ chối bình luận về thông tin nói trên. Vào hồi tháng 4, khi nói về chuỗi cung ứng của Apple, Tim Cook, CEO Apple đã chia sẻ rằng: "Chuỗi cung ứng của chúng tôi thực sự mang tính chất toàn cầu và vì thế các sản phẩm được sản xuất ở mọi nơi". Ông nói thêm rằng Apple vẫn "tiếp tục tìm cách tối ưu điều đó".

Trên thực tế, Apple đã bắt đầu tìm cách đa dạng hoá hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc từ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020.


 
 

Mặc dù vậy, đại dịch đã làm kế hoạch này trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Tính tới nay, Apple đang tiếp tục thúc đẩy mục tiêu của mình và yêu cầu các đối tác sản xuất phát triển thêm các năng lực sản xuất mới.

Những lệnh phong toả do Covid-19 ở Trung Quốc đang trở thành nút thắt cung ứng với nhiều công ty Phương Tây. Vào hồi tháng 4, Apple đã cảnh báo rằng Covid-19 có thể sẽ có tác động tới 8% doanh số bán hàng của hãng này trong quý II/2022.

Mặc dù có khá nhiều công ty khác cũng có mối quan ngại giống Apple nhưng quy mô của Apple đac khiến hãng này có sức mạnh đàm phán cao hơn với những đối tác sản xuất.

Ông Ming-chi Kuo - nhà phân tích chuỗi cung ứng tại TF International Securities đã chia sẻ rằng: "Chỉ duy nhất một công ty như Apple có thể tạo ra sức ép dịch chuyển chuỗi cung ứng như thế", ông nhận định.


 
 

Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn khẳng định Apple có rất nhiều lý do phải gắn bó với Trung Quốc trong vai trò trung tâm sản xuất như lực lượng lao động tay nghề cao, chi phí thấp hơn so với Mỹ và mạng lưới những nhà cung ứng linh kiện đa dạng khó tìm thấy được trên thế giới trong nhiều năm tới.

Bên cạnh Ấn Độ thì số lượng nhân công tay nghề cao ở Trung Quốc thậm chí lớn hơn dân số của nhiều quốc gia Châu Á. Chính quyền địa phương Trung Quốc cũng làm việc sát sao với Apple để đảm bảo các đối tác sản xuất của hãng này có đủ đất, nhân công và các nguồn cung ứng khác cho hoạt động sản xuất. Thủ tướng Lý Khắc Cường gần đây đã nói rằng Bắc Kinh muốn trở thành điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài.

Một lợi thế khác là Apple có thể bán nhiều thiết bị sản xuất tại Trung Quốc cho người dùng ở chính quốc gia này. Hiện tại, Trung Quốc có thể chiếm tới 20% doanh số bán ra trên toàn cầu của Apple. Trong tháng 1 năm nay, Tim Cook cho biết Apple có 4 chiếc điện thoại bán chạy nhất ở thị trường thành thị Trung Quốc.


 
 

Một chuyên gia có liên quan trong chuỗi cung ứng của Apple nhận định: "Cùng với quy mô thị trường nội địa và hệ sinh thái sản xuất trưởng thành, Trung Quốc vẫn sẽ dẫn đầu cuộc đua và xử lý nhiều hơn các công đoạn giá trị gia tăng cho các công ty như Apple".

Một số nguồn tin cho biết Apple luôn coi Ấn Độ là phương án khả thi có nhiều đặc điểm tương tự Trung Quốc nhất vì dân số đông và chi phí lao động thấp.

Hiện Foxconn Technology Group và Wistron Corp đều đã có những nhà máy ở Ấn Độ để sản xuất iPhone cho thị trường nội địa. Tháng 4 vừa qua, Apple chia sẻ rằng hãng này cũng đã bắt đầu sản xuất thế hệ iPhone mới nhất (iPhone 13) ở Ấn Độ.

Một vấn đề với Ấn Độ là những khó khăn mà các nhà sản xuất Trung Quốc thể gặp phải khi mở nhà máy ở thị trường này do các căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ gần đây.


 
 

Vì lý do này, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc có quan hệ với Apple đang tìm kiếm các cơ hội ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác, nguồn tin nói. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc và hiện đã là một địa điểm sản xuất quan trọng của Samsung.

Năm ngoái, Ấn Độ sản xuất 3,1% số lượng iPhone. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 6% đến 7% trong năm nay. Trong khi đó, Trung Quốc sản xuất phần lớn số lượng còn lại. Một đối tác sản xuất của Apple là Luxshare Precision Industry Co đang sản xuất AirPods cho Apple tại Việt Nam.

Trong một cuộc tiếp xúc gần đây với giới đầu tư, lãnh đạo Luxshare cho biết một số khách hàng của họ đang lo lắng với các vấn đề như các lệnh hạn chế do đại dịch và thiếu hụt điện năng (ý chỉ các vấn đề ở Trung Quốc). Luxshare không nêu đích danh các khách hàng này.


 
 

Luxshare cho biết các khách hàng đang yêu cầu đối tác sản xuất mở rộng ra bên noài Trung Quốc khi thực hiện giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới (một công đoạn sản xuất gọi là NPI). Trong giai đoạn này, các đối tác sẽ chuyển thể máy mẫu và bản vẽ sản phẩm thành kế hoạch sản xuất chi tiết.

Apple nói với các đối tác rằng hãng này muốn thực hiện hoạt động NPI bên ngoài Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, các nhà máy bên ngoài Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phát triển thành các trung tâm sản xuất toàn diện thay vì sao chếp các mô hình có sẵn ở Trung Quốc.

Quá trình này đòi hỏi nhiều đầu tư của các nhà cung ứng và điều này đặc biệt khó hơn trong giai đoạn kinh tế toàn cầu có nhiều yếu tố bất định như hiện tại (giá trị hàng hoá cao, xung đột Ukraine và thị trường chứng khoán u ám).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

Áp lực gia tăng với chủ đầu tư căn hộ tại TP.HCM

Nhà đầu tư đang “cân não” với giá vàng

Nam Định: Dự án Khu NOXH Bãi Viên hơn 900 tỷ chính thức "chốt" nhà đầu tư

Đầu tư đất nông nghiệp chờ hạ tầng, chuyên gia đưa ra cảnh báo rủi ro

Người mua nhà lần đầu dễ bị cuốn theo những lời quảng cáo

"Đất vàng" nằm bên Cầu Rồng được Đà Nẵng đưa ra đấu giá, mức khởi điểm 120 triệu/m2

Đà Nẵng mở bán 250 căn NOXH tại Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, giá chưa đến 1 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025