Luật bất động sản được kỳ vọng tạo cú hích cho thị trường
BÀI LIÊN QUAN
Giải quyết 3 vướng mắc pháp lý bất động sản để thị trường hồi phụcKhó khăn về pháp lý bất động sản vẫn tiếp tục xảy ra trong năm 2024?Tháo gỡ vướng mắc pháp lý bất động sản: Tập trung chưa đúng chỗ?Theo Onehousing, tương tự như thời điểm khủng hoảng năm 2011-2013, khi Luật Đất đai 2013 xuất hiện, thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu phục hồi và dần đi qua vùng trũng.
Thị trường bất động sản sau thời kỳ tăng trưởng nóng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần xử lý, sau đó là sự vào cuộc sát sao của Chính phủ, Bộ, ban, ngành phối hợp với các doanh nghiệp trong việc sửa đổi Luật bất động sản là Luật đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc sửa đổi là một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh thị trường phát triển bền vững.
Luật đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS liên tiếp trong 2 năm 2013 và 2014 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực. Đó là thời kỳ thị trường diễn biến phức tạp khi vấn đề sốt đất tiếp tục bùng phát tại nhiều địa phương khiến giá bất động sản tại những khu vực này tăng mạnh. Thời điểm này, chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ nhằm kiểm soát bong bóng bất động và kìm hãm lạm phát khiến thị trường lập tức bị tác động nặng nề.

Giai đoạn 2014-2018, ngay sau khi Luật bất động sản mới được áp dụng, thị trường có tín hiệu hồi phục từ cuối năm 2013 và phát triển một cách ổn định. Thị trường giai đoạn này có nhiều loại hình bất động sản mới tham gia như condotel, shophouse, officetel… Thị trường năm 2018 diễn ra các đợt sốt đất lan rộng ở nhiều nơi trên cả nước.
Trong giai đoạn 2019-2022, sốt đất vẫn bùng phát ở nhiều nơi khiến giá bất động sản tại những khu vực này tăng mạnh. Thế nhưng, cơn sốt qua nhanh và thị trường lại sớm rơi vào ảm đạm. Thị trường địa ốc xuất hiện sự sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch.
Ngoài ra, mâu thuẫn giữa người mua và chủ đầu tư liên tục xảy ra do tình trạng bùng nổ đầu tư loại hình bất động sản hình thành trong tương lai. Vướng mắc phần lớn là sản phẩm bàn giao sai cam kết về chất lượng, nguyên vật liệu, thu phí bảo trì quá mức so với quy định, hay cam kết lợi nhuận bị lật lọng và việc cấp giấy chứng nhận không đúng lời hứa… Phần thiệt hại thường nghiêng về người mua vì đã thanh toán phần lớn số tiền cho sản phẩm.
Nhiều bộ luật bất động sản sửa đổi vào năm 2023-2024 được kỳ vọng mở ra một chu kỳ mới cho thị trường. Vừa qua, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ năm 2025. Một số quy định mới có liên quan tới sự minh bạch trong giao dịch giữa chủ đầu tư và người mua nhà hình thành trong tương lai, chứng chỉ hành nghề đối với môi giới.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ lệ thanh toán và quy định đặt cọc mua nhà, Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc chuyển nhượng một phần dự án bất động sản hay quy định về phân lô, bán nền cũng là những điểm mới được các thành viên trên thị trường chú ý.
Năm nay, dù vẫn còn nhiều khó khăn được dự báo, song thị trường địa ốc được kỳ vọng sẽ hồi phục dần khi chứng kiến dấu hiệu chuyển biến từ cuối năm 2023. Thế nhưng, sự hồi phục sẽ xuất hiện ở một số phân khúc và tại các thành phố lớn như TP HCM và Hà Nội, phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực như để ở, cho thuê, kinh doanh vẫn “đắt hàng”. Đó là thời điểm chuyển giao và sự hồi phục cần thiết khi luật mới có hiệu lực vào năm 2025.
Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!