Khó khăn về pháp lý bất động sản vẫn tiếp tục xảy ra trong năm 2024?
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều môi giới bất động sản mong mỏi sớm được quay lại với nghềCú "lội ngược dòng" của bất động sản thương mạiChuyên gia kinh tế - bất động sản Lê Bá Chí Nhân: BĐS công nghiệp TPHCM và khu vực sẽ tăng gấp 2-3 lần trong giai đoạn 2026-2030Giao dịch bất động sản còn thấp
Theo Báo Lao động, nguồn cung và lượng giao dịch bất động sản đã sụt giảm mạnh vào đầu năm 2023. Cả nguồn vốn phát triển dự án bị thắt chặt và pháp lý bất động sản là những khó khăn hiện hữu.
Ngoài ra, tình trạng cung cầu mất cân đối khi đa số nguồn cung nằm ở phân khúc cao với giá vượt xa thu nhập của dân. Đặc biệt, một số khu vực và dự án đối mặt với tình trạng mất thanh khoản dù giảm giá bán, nhất là tại các tỉnh thành.
Báo cáo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy tín hiệu hồi phục đã bắt đầu xuất hiện từ giữa năm 2023 khi một số chủ đầu tư dần nối lại hoạt động mở bán mới. Trong khi về phần cầu, nhiều nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi và tầm nhìn dài hạn cũng săn hàng tích cực, tìm kiếm các bất động sản hạ giá sâu ở các khu vực có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Thế nhưng, nhìn chung, hoạt động giao dịch vẫn ghi nhận ở mức thấp. Các sản phẩm được mở bán với số lượng hạn chế và đa phần là hàng tồn kho hay phân khu tiếp theo của dự án.
Hoạt động giao dịch ảm đạm khiến cho mặt bằng giá chưa phản ánh đúng tình hình cung cầu và giá trị của bất động sản. Dù không có giao dịch nhưng nhiều chủ sở hữu vẫn neo mức giá rao bán cao.
Triển vọng trong năm 2024
Các chuyên gia của VCBS cho rằng, việc thông qua các sắc luật sửa đổi (Luật Nhà ở, Luật Đất Đai, Luật Kinh doanh bất động sản) trong năm 2024 kỳ vọng sẽ đẩy nhanh sự hồi phục của thị trường. Trước đây, việc ban hành các bộ luật mới ở giai đoạn 2013-2014 đã giúp phần đẩy mạnh nguồn cung dự án và hoạt động giao dịch ở những năm sau đó.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý có cơ sở để bắt đầu thúc đẩy xử lý, thông qua hồ sơ pháp lý bất động sản theo điều chỉnh của hệ thống luật mới. Thế nhưng, theo đánh giá của VCBS, sẽ cần thêm thời gian từ 6-12 tháng để những quy định mới thẩm thấu vào thực tế.
VCBS đánh giá, việc mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà điều chỉnh giảm theo mặt bằng lãi suất huy động có thể kích thích người mua nhà có xu hướng bắt đầu nối lại các kế hoạch mua bất động sản cho mục tiêu an cư và đầu tư dài hạn. Ngoài ra, nguồn sản phẩm cắt lỗ sâu từ những người mua nhà dùng đòn bẩy tài chính cao trong giai đoạn thị trường sôi nổi đã được tiêu thụ đáng kể.
Xét về thanh khoản, một số nơi có thể phục hồi sớm hơn so với thị trường chung như vùng lõi đô thị TP HCM và Hà Nội, phục vụ nhu cầu ở thực của người dân. Ngoài ra, đó là khu vực thành phố ở các tỉnh thành ghi nhận tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao, tiềm năng phát triển công nghiệp và thu hút lao động, kế hoạch phát triển trung tâm hành chính mới và mở rộng quy mô.
Dự báo thị trường trong năm 2024 chưa thể sôi động trở lại vì cần chờ thêm những động lực về nguồn cung, xử lý tình trạng lệch pha cung cầu và tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, sự phân hóa mạnh mẽ sẽ bắt đầu thể hiện kể từ năm 2024 giữa các doanh nghiệp, khu vực, phân khúc.
Một số doanh nghiệp địa ốc đối mặt với khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản có thể phải rời khỏi thị trường hay bán bớt dự án để xử lý nợ.
Các doanh nghiệp quy mô lớn có dự án bị nghẽn nguồn vốn, pháp lý bất động sản vẫn tích cực được hỗ trợ nhằm tránh rủi ro nợ xấu và tình trạng dự án treo nhiều năm. Thế nhưng, dự báo một số doanh nghiệp sẽ khó khôi phục được vị thế và quy mô như trước.
Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!