meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hơn 4 tỷ USD vốn ngoại chảy vào bất động sản trong tháng 11

Thứ hai, 28/11/2022-11:11
Ngành kinh doanh bất động sản đang giữ vị trí thứ trong trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 11/2022.

Cục Đầu tư nước ngoài công bố báo cáo, tính tới ngày 20/11, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh, góp vốn cổ phần hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng lên 0,4 điểm phần trăm so với 10 tháng đầu năm và tăng 10,3 điểm phần trăm so với tháng trước đó. 

Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hoàn toàn hồi phục sau sự gián đoạn của những biện pháp chống dịch năm 2021, biến động địa chính trị trên toàn cầu, tuy nhiên cũng đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tăng 18,9%.

Bên cạnh đó, điểm tích cực là vốn đầu tư giải ngân thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài đã cho một kết quả tích cực. Con số sau 11 tháng đầu năm là 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo đó, trong vòng 11 tháng, 1.812 dự án mới cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng lên 14,9% so với cùng kỳ; Tổng vốn đăng ký đạt trên 11,5 tỷ USD, giảm 18% và tăng 5,7 điểm phần trăm so với 10 tháng. 


Ngành kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đầu tư nhận được gần 4,19 tỷ USD
Ngành kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đầu tư nhận được gần 4,19 tỷ USD

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tuy vốn đầu tư đăng ký mới trong 11 tháng đã giảm so với cùng kỳ nhưng đã cải thiện hơn so với những tháng trước. 

Những nhà đầu tư ngoại quốc đã rót vốn vào 19 ngành trong tổng 21 ngành kinh tế quốc dân Việt Nam. Dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đầu tư hơn 14,96 tỷ USD. Ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng thứ hai với tổng số vốn đầu tư nhận được gần 4,19 tỷ USD, tăng hơn 74% so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 2,4 tỷ USD vốn ngoại rót vào ngành). Điều này chứng minh rằng bất động sản Việt Nam vẫn là mảng rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Những vị trí tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện xếp vị trí thứ 3 nhận vốn đăng ký đạt gần 2,26 tỷ USD; Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ xếp vị trí thứ 4 nhận vốn đăng ký gần 1,03 tỷ USD…

Tính lũy kế tới ngày 20/11, toàn quốc đang có 36.109 dự án còn hiệu lực, ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký hơn 437,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của những dự án đầu tư FDI ước đạt gần 271,3 tỉ USD, bằng 62% tổng số vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. 

Cụ thể là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất khi đạt gần 259,2 tỷ USD và lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang đứng thứ hai với gần 66,2 tỷ USD, ngành sản xuất phân phối điện đứng ở vị trí thứ 3 với gần 38,3 tỷ USD vốn FDI. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

“Sóng ăn theo” đã lan đến nhà tập thể cũ

Diễn biến “lạ” tại thị trường căn hộ phía Nam: Nguồn cung dồi dào nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 10%

Muôn kiểu thoát hàng “ế” của doanh nghiệp bất động sản

Thị trường đấu giá đất: Hết “sốt” nhưng chưa hết lo

Đề xuất bỏ đấu thầu, chỉ định chủ đầu tư NOXH để rút ngắn 500 ngày thủ tục

Hà Nội: Biệt thự triệu đô nhưng giá thuê chạm đáy

Số phận long đong của mặt bằng giá 1 tỷ/tháng tại đất vàng Tp.HCM: Quán của Vạn Thịnh Phát đóng cửa, Chagee đến thuê

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025