meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam thu hút hơn 25,1 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng

Thứ hai, 28/11/2022-02:11
Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, trong 11 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới vẫn tiếp tục giảm nhưng đã có sự cải thiện đáng kể, vốn giải ngân tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Thêm 1.812 dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư

Theo kinhtedothi.vn, tính đến ngày 20/11/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 0,4% so với 10 tháng và tăng 10,3% so với 9 tháng. 

Vốn đăng ký mới chưa phục hồi hoàn toàn sau ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch năm 2021 và biến động địa - chính trị toàn cầu, song tình hình đã dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tăng 18,9%. 

Theo báo cáo, trong 11 tháng của năm 2022, đã có 1.812 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 14,9% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký đạt hơn 11,5 tỷ USD (giảm 18% so với cùng kỳ, tăng 5,7 điểm phần trăm so với 10 tháng). 

Vốn đầu tư đăng ký mới trong 11 tháng tuy có chiều hướng giảm so với cùng kỳ nhưng đã được cải thiện hơn so với các tháng trước. Còn so với cùng kỳ, 11 tháng năm 2021 có 2 dự án quy mô lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư là Dự án Nhiệt điện Ô Môn II, có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD và Dự án Điện LNG Long An I và II, vốn đầu tư 3,1 tỷ USD. Cả hai dự án này đều đã được đàm phán trong cả thời gian dài 7-8 năm trước đó. Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký mới 11 tháng năm 2022 tăng 19,3% so với cùng kỳ. Số dự án đầu tư mới cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ và tăng hơn so với các tháng đầu năm.


Tính đến ngày 20/11/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD.
Tính đến ngày 20/11/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt hơn 25,1 tỷ USD.

Có 994 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 13,3% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 9,54 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, việc vốn nước ngoài điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng là một tín hiệu tốt khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư, nền kinh tế của Việt Nam. Do đó mới có những quyết định đầu tư mở rộng các dự án hiện hữu.  

Từ số liệu thống kê có thể thấy, quy mô điều chỉnh vốn bình quân/dự án tăng 4,9% so với cùng kỳ. Trong thời gian qua, hàng loạt dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn.

Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là sau 11 tháng, tổng vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đã giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 4,08 tỷ USD. Số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 4,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 3.298 lượt.  

Những con số này cho thấy xu hướng chung trên thị trường M&A toàn cầu và Việt Nam. Trong khi đó, theo dự báo của EY, thị trường M&A Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ trầm lắng hơn. 

Điểm sáng trong 11 tháng vừa qua là vốn đầu tư thực hiện các dự án FDI đạt kết quả rất tích cực, đạt 19,86 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021.  

“Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.


Trong 11 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế quốc dân. 
Trong 11 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế quốc dân. 

Singapore dẫn đầu tổng vốn đầu tư

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 11 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế quốc dân. 

Ngành nhận được vốn đầu tư FDI nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư gần 4,19 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo là các ngành sản xuất, phân phối điện với vốn đăng ký là 2,26 tỷ USD; hoạt động chuyên môn khoa học - công nghệ có vốn đăng ký đạt gần 1,03 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.


Năm quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Năm quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong 11 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng của năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 5,78 tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24% so với cùng kỳ 2021; đứng thứ hai là Nhật Bản với hơn 4,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư, tăng 24,4% so với cùng kỳ.

Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,1 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đan Mạch với tổng vốn đầu tư lần lượt đạt 2,2 tỷ USD, 1,9 tỷ USD và 1,3 tỷ USD.

Xét theo số lượng dự án, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022 (chiếm 20,7% số dự án mới, 33,2% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt GVMCP).

Theo đối tác đầu tư, đến nay đã có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 80,8 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với gần 70,75 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025