meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm mặt “điểm nghẽn” cản bước đề án hiện thực hóa 1 triệu căn nhà ở xã hội

Thứ năm, 22/02/2024-10:02
Phát biểu tại Hội nghị triển khai “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp , công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” trong năm 2024 diễn ra sáng nay (22/2/2024), ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã nêu một số điểm nghẽn đang “cản bước” hiện thực hóa mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Nhiều địa phương đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 ngày 27/11/2023 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ngày 28/11/2023; đồng thời tại kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó đã có nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, tăng cường ưu đãi hỗ trợ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và có các chính sách riêng về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và nhà ở cho lực lượng vũ trang.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh Khánh Hà
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh Khánh Hà

Về kết quả thực hiện việc quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.249 khu đất với  quy mô 8.390 ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.031ha.

Theo đó, một số địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như: Đồng Nai 1.063ha, TP Hồ Chí Minh 608 ha, Long An 577ha, Hải Phòng 471ha, Hà Nội 412ha.

Tuy nhiên còn một số địa phương không quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội như: Hà Giang, Ninh Bình, Lai Châu, Nghệ An, Ninh Thuận, Đắk Nông, Đồng Tháp.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng thông tin, hiện nay, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn, trong đó số lượng dự án hoàn thành: 71 dự án với quy mô 37.868 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng: 127 dự án với quy mô 107.896 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư: 301 dự án với quy mô 265.486 căn.


Toàn cảnh Hội nghị triển khai “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp , công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” trong năm 2024 diễn ra sáng nay (22/2/2024). Ảnh Khánh Hà
Toàn cảnh Hội nghị triển khai “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp , công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030” trong năm 2024 diễn ra sáng nay (22/2/2024). Ảnh Khánh Hà

“Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua đã đạt được kết quả quan trọng, nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội. Tỉnh Bắc Ninh 15 dự án, 6.000 căn; Bắc Giang 05 dự án, 12.475 căn; Hải Phòng 07 dự án, 11.678 căn; Bình Dương 07 dự án, 6.557 căn; Đồng Nai 08 dự án, 9.074 căn; Bình dương 07 dự án, 6.557 căn; Thanh Hóa 09 dự án, 4.948 căn...)”, Thứ trưởng nói.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện nay, một số địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế so với mục tiêu của Đề án đến năm 2025. Đơn cử, Hà Nội có 3 dự án với 1.700 căn hộ đáp ứng 9%; TP.Hồ Chí Minh có 7 dự án với 4.996 căn đáp ứng 19%; Đà Nẵng có 5 dự án với 2.750 căn đáp ứng 43%;...). Hay một số địa phương không có dự án nhà ở xã hội khởi công trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay (Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An,...)

Đối với nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết: “Bộ Xây dựng đã 3 lần công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay với số lượng 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện, với quy mô: 20.188 căn hộ, tổng mức đầu tư 19.014 tỷ đồng và nhu cầu vay vốn theo đề xuất của các địa phương khoảng 7.516 tỷ đồng . Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay, mới chỉ có 1 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng”.

Về vấn đề giải ngân nguồn vốn 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cho khách hàng cá nhân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, nhà ở của hộ gia đình.


hiện nay, mới chỉ có 1 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng. Ảnh Bnews
hiện nay, mới chỉ có 1 chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng. Ảnh Bnews

“Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến nay dư nợ đạt 10.272 tỷ đồng với 26.268 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở”, Thứ trưởng nói. Đồng thời đánh giá, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho vay khách hàng cá nhân thông qua Ngân hàng Chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ được giải ngân tương đối hiệu quả (10.272/15.000 tỷ đồng), tuy nhiên nguồn vốn hỗ trợ chủ đầu tư dự án chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vay vốn do thời gian thực hiện chương trình chỉ trong 02 năm 2022, 2023 và lãi suất hỗ trợ thấp (2%/năm). Hiện nay nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã hết thời gian triển khai, thực hiện.

 Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ, thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện nay đã có 27 địa phương  công bố danh mục 63 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 27.966 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 05 dự án nhà ở xã hội tại 05 địa phương  được giải ngân với số vốn khoảng 416 tỷ đồng.

Đối với gói hỗ trợ 120.000 tỷ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP bước đầu đã có kết quả, tuy nhiên việc giải ngân còn chậm. Trong thời gian tới, với sự quyết liệt của các cấp chính quyền trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội thì việc giải ngân gói hỗ trợ 120.000 tỷ sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Một số điểm nghẽn còn tồn tại

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, đến nay vẫn còn một số hạn chế như cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời trong giai đoạn đầu của Đề án, như: thiếu quỹ đất; nguồn vốn tín dụng từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp; trình tự thủ tục đầu tư xây dựng còn chưa đồng bộ, thời gian thực hiện kéo dài.

Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;...Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2025 thì Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 mới có hiệu lực thi hành.


Nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp
Nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp

Cũng theo thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Bên cạnh đó cũng chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; ngoài quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, hầu hết các địa phương chưa quan tâm đến việc quy hoạch bố trí quỹ đất làm dự án nhà ở xã hội độc lập.

“Nhiều địa phương chưa quyết tâm, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án; chưa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra ; một số thành phố lớn, tập trung nhiều người lao động thu nhập thấp, có nhu cầu về nhà ở xã hội cao tuy nhiên địa phương đăng ký nhà ở xã hội hành thành trong năm 2024 thấp như: Hà Nội 1.181 căn, TP. Hồ Chí Minh 3.765 căn, Đà Nẵng 1.880 căn, Cần Thơ 1.535 căn... “, thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh thông tin.

Thông tin mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng cung cấp, một số địa phương có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua  nhưng các các cấp chính quyền địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án để triển khai đầu tư xây dựng; một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công nhưng các doanh nghiệp không triển khai thi công hoặc thi công chậm tiến độ; các cấp chính quyền địa phương chưa quyết tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội theo thẩm quyền.


Việc cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế
Việc cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế

“Việc cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế”, ông Nguyễn Văn Sinh cho biết.

Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển dự án nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ chưa được giải ngân hiệu quả do: nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội chưa đảm bảo tiêu chí, điều kiện được vay theo pháp luật về tín dụng; một số địa phương chưa công bố danh mục nhà ở xã hội đủ điều kiện vay; thời gian vay ngắn hạn (Nghị quyết số 11/NQ-CP chỉ hỗ trợ trong thời gian 02 năm từ 2022 – 2023) chưa thu hút được các nhà đầu tư vay vốn.

Khánh Hà
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

Thuế bất động sản: Cần sớm áp dụng với biệt thự bỏ hoang

Giá vàng lập kỷ lục 100 triệu đồng/lượng: Chuyên gia dự đoán sẽ có hiện tượng "chốt lời" trong giai đoạn tới

Hà Nội mạnh tay dẹp nạn "suất ngoại giao" nhà ở xã hội

Nỗi niềm của cư dân sống thấp thỏm trong những khu tập thể xuống cấp

Trả 5 tỷ đồng/m2 đất đấu giá do nhầm lẫn: Có thể được xem xét hủy kết quả

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025