meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vướng tiêu chí lên quận, 5 huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh muốn lên thẳng thành phố

Thứ bảy, 08/07/2023-23:07
Các huyện gồm Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Hóc Môn muốn lên thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh thay vì lên quận do chưa đáp ứng một số điều kiện như 100% các xã đạt tiêu chí chuyển đổi sang phường. 

Theo Vneconomy, mới đây, trong báo cáo công tác 3 năm triển khai đề án thực hiện chuyển đổi một số huyện ngoại thành của TP Hồ Chí Minh lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố trong giai đoạn 2021 - 2030, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, việc chuyển đổi đơn vị hành chính quận đối với 5 huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ khó đạt được do vướng nhiều tiêu chí chuyển đổi lên quận. 

Theo quy định, để lên quận các huyện này phải đạt theo tiêu chí của đô thị loại đặc biệt và phải có 100% các xã đủ tiêu chí để chuyển đổi sang phường. Trong đó, thực tế hiện nay hầu hết các huyện như Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh diện tích đất nông nghiệp còn khá nhiều. 


Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Hóc Môn muốn lên thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh thay vì lên quận.
Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Hóc Môn muốn lên thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh thay vì lên quận.

Do đó, cả 5 huyện đều lựa chọn mô hình thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh giống như TP Thủ Đức. Theo báo cáo của UBND thành phố, điều này sẽ đáp ứng mục tiêu chuyển các đơn vị hành chính huyện thành đơn vị hành chính cấp đô thị và vẫn giữa lại được một số khu vực nông nghiệp ngoại thành của đơn vị hành chính mới trực thuộc. 

Mô hình thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh cho phép tồn tại đồng thời đơn vị hành chính phường và xã, trong khi lên quận thì phải có 100% đơn vị là phường, mà đơn vị phường là nội thị, không còn tồn tại đất nông nghiệp. Đây là lý do chính khiến cả 5 huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ chọn mô hình thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh chứ không lựa chọn mô hình quận. 

Huyện Bình Chánh đang phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III và làm thủ tục đề nghị công nhận thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh vào năm 2025. Bình Chánh là huyện có diện tích lớn thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh (253 km2), tốc độ đô thị hóa không đồng đều, có nhiều xã phát triển nhà cửa nhanh chóng nhưng cũng có nhiều xã vẫn thuần nông. Huyện Bình Chánh được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp của phía tây TP Hồ Chí Minh với đầy đủ đặc tính của một đô thị công nghiệp hiện đại.


Một góc huyện Cần Giờ.
Một góc huyện Cần Giờ.

Huyện Cần Giờ có diện tích 705 km2, là huyện có diện tích lớn nhất của TP Hồ Chí Minh, được định hướng trở thành thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện với môi trường, trở thành khu đô thị biển, du lịch sinh thái nghỉ ngơi và giải trí. Vì vậy, huyện này cũng không bảo đảm tiêu chí lên quận là phải có 100% phường. 

Tương tự như vậy, các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè cũng cho biết không đảm bảo được các tiêu chí lên quận mà muốn lên thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh để vừa có nội thị là phường và vừa có ngoại thị là xã. Đồng thời có thể phát triển đô thị hóa như các quận nội thành và vẫn duy trì được một số xã thuần nông hay có nhiều diện tích đất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp, xây dựng các điểm du lịch sinh thái, đô thị xanh.

Hiện TP Hồ Chí Minh đã tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các huyện này theo tiêu chí của quận hoặc thành phố theo các thông số như diện tích, dân số, số đơn vị hành chính, cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và đưa ra đánh giá sơ bộ. 

Kết quả đánh giá tất cả 5 huyện ngoại thành đều chưa đạt đủ các tiêu chí để lên quận hay thành phố trực thuộc thành phố theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 về phân loại đô thị, và Nghị quyết 1211/2016UBTVQH13 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính).


Ước tính nhu cầu tổng nguồn vốn đầu tư cho 5 huyện ngoại thành trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 242.000 tỷ đồng.
Ước tính nhu cầu tổng nguồn vốn đầu tư cho 5 huyện ngoại thành trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 242.000 tỷ đồng.

Trước đó, trong tờ trình của UBND TP Hồ Chí Minh đến Ban cán sự đảng UBND TP Hồ Chí Minh về dự thảo đề án đầu tư xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2023, sau đó Ban cán sự đảng đã có tờ trình gửi Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh về dự thảo đề án này, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các sở, ngành, 5 huyện có liên quan đẩy nhanh hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án đầu tư xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh của UBND 5 huyện.

Trong trước mắt, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo các huyện ngoại thành trên tập trung xây dựng các huyện thành đô thị theo các tiêu chí đô thị loại I, loại II, loại III, lên quận, lên thành phố. Thành phố sẽ tổ chức triển khai thực hiện các đề án đầu tư xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030. Đến khi đạt các tiêu chí theo quy định thì UBND thành phố sẽ báo cáo Quốc hội quyết định. 

UBND TP Hồ Chí Minh ước tính, nhu cầu tổng nguồn vốn đầu tư cho 5 huyện ngoại thành trong giai đoạn 2021 - 2030 rất lớn, khoảng 242.000 tỷ đồng. Cơ hội thu lại trên địa bàn 5 huyện, theo tính toán sơ bộ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố trong 10 năm tới có thể đạt khoảng 528.000 tỷ đồng.

Để đảm bảo tiến độ và tính khả thi trong huy động nguồn vốn đầu tư, triển khai đồng loạt các dự án, đề án có quy mô lớn, TP Hồ Chí Minh cần ưu tiên đầu tư các dự án, đề án mang tính động lực trước, làm đòn bẩy để phát triển lan tỏa ra các khu vực khác trên địa bàn 5 huyện ngoại. Đồng thời, vận dụng cơ chế chính sách khai thác tối đa giá trị gia tăng từ đất trong quá trình đầu tư, phát triển trên địa bàn các huyện, thông qua phương thức điều tiết và nguồn thuế, phí và mô hình điều tiết phù hợp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025