meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vướng chỉ tiêu quy hoạch, chung cư cũ Hà Nội chưa thể cải tạo

Thứ ba, 29/11/2022-03:11
Mặc dù nằm trong nhóm nguy hiểm cấp D, nhưng 6 chung cư cũ tại Hà Nội vẫn chưa thể cải tạo do vướng các quy định về chỉ tiêu quy hoạch hay hệ số đền bù. Điều này đã gây ra mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn những nguy hiểm cho người sử dụng.

Theo tienphong.vn, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tồn tại 6 khu chung nằm trong diện nguy hiểm cấp D, đó là các khu chung cư: Tập thể Giảng Võ (nhà C8); Tập thể Thành Công (nhà G6A); Tập thể Ngọc Khánh (nhà A); Tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi) và nhà 51 phố Huỳnh Thúc Kháng. Các khu chung cư này đã được Ủy ban nhân dân thành phố lên kế hoạch cải tạo, xây dựng lại. Tuy nhiên, hiện nay còn một số vướng mắc dẫn tới việc các khu chung cư này vẫn tồn tại bất chấp nguy hiểm. 

Theo đại diện Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình, hiện nay công tác di dời người dân trong các chung cư nguy hiểm cấp D đạt được 110/174 hộ dân, đạt tỷ lệ 68,4%, Hiện còn 55 hộ chưa chấp hành việc di dời theo kế hoạch. 

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ do Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh ký. Theo đó, 2 địa phương có số lượng nhà chung cư trong diện phải cải tạo, xây dựng lại là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cả hai thành phố này đều đang chậm trễ trong việc thực hiện. Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân là 2 thành phố chưa tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch hay ban hành hệ số K bồi thường để làm cơ sở lập phương án bồi thường… 


Tập thể Giảng Võ (nhà C8) nằm trong diện nhà nguy hiểm cấp độ D.
Tập thể Giảng Võ (nhà C8) nằm trong diện nhà nguy hiểm cấp độ D.

Trong năm 2022, sau khi Hà Nội ban hành Đề án về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ và kế hoạch triển khai đề án, công tác di dời người dân khỏi chung cư cũ đã có tiến triển. Cụ thể, tính đến hết tháng 9, đã có thêm 33 trên tổng số 55 hộ dân ở quận Ba Đình được di dời, nâng tỷ lệ hộ dân di dời lên tới 87,3%. Theo Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình, hiện có 22 hộ dân đã chấp nhận phương án hỗ trợ tạm cư nhưng chưa thực hiện di dời. Ủy ban nhân dân quận đã giao các đơn vị liên quan tiến hành vận động, tuyên truyền các hộ dân trên di dời khỏi chung cư nguy hiểm mức D, đồng thời xây dựng kế hoạch cưỡng chế nếu các hộ dân không chấp hành.

Cũng theo Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình, hiện nay trên địa bàn quận còn có 151 chung cư cũ cần phải rà soát đánh giá. Trong đó, quận đã rà soát xong 55 chung cư và còn 22 chung cư do Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm định, 74 chung cư do Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm kiểm định.

Đối với quận Đống Đa, chung cư nguy hiểm cấp D tại 51 Huỳnh Thúc Kháng cũng nằm trong đợt cải tạo, xây dựng mới. Hiện nay, chính quyền đã di chuyển được 3 trong tổng số 4 hộ dân ra khỏi chung cư. 

Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố dự kiến sử dụng các quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khoảng 4.433 căn hộ để phục vụ công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Các khu định cư mới được xây dựng tại quận Hoàng Mai và Đông Anh. 

Dự kiến nguồn vốn huy động từ 3 nguồn, gồm vốn xã hội hoá (với trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thoả thuận với doanh nghiệp bất động sản lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư); nguồn vốn đầu tư công; nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển TP cho các chủ đầu tư vay để triển khai...

Trường hợp nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư và đầu tư xây dựng quỹ nhà tạm cư, nhu cầu vốn đầu tư công khoảng 65.360 tỷ đồng, gồm: Khoảng 60.500 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp). Khoảng 4.860 tỷ đồng để xây dựng 5 dự án tạm cư tại quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ, huyện Đông Anh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025