meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực ASEAN được IMF tăng dự báo tăng trưởng 

Thứ năm, 15/09/2022-11:09
Đại diện các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều đánh giá cao sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hậu đại dịch Covid-19. 

Kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng 

Theo vtv.vn, tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế tổ chức vào ngày 12/9, đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá cao quá trình thúc đẩy phục hồi và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch. 

Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam đánh giá các chính sách liên quan phòng chống dịch Covid-19 đã giúp Việt Nam kiểm soát tỷ lệ tử vong thấp, ổn định kinh tế trong ngành ngân hàng và tài chính. Vị đại diện khẳng định đây là công việc khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt. 

Rủi ro về lạm phát và khủng hoảng kinh tế trên thế giới là những yếu tố ngoại cảnh ông Francois Painchaud cho rằng có thể ảnh hưởng tới Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang phục hồi rất tốt, việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm phòng chống Covid-19, tốc độ bao phủ vắc-xin, các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, dẫn tới sự phục hồi của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là du lịch. 


Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam.
Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam.

Trong tháng 7/2022, IMF đã tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên. Như vậy, Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á và khu vực các nước ASEAN được cơ quan này tăng dự báo tăng trưởng. 

"Năm 2023, chúng tôi giảm dự báo xuống còn 6,7% do mức tăng cao của năm 2022, nhưng vẫn là mức rất cao so với các khu vực khác và so với các nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á", ông Francois Painchaud thông tin. 

Cơ quan này đánh giá, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam đang được kiểm soát rất tốt bởi dịch vụ, giao thông, giá dầu và tỷ giá được giữ ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực để kéo giảm lạm phát, giữ ổn định vĩ mô và đang làm rất tốt. Các điều kiện tài chính cũng được điều hành chặt chẽ. 

Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam cho rằng tăng trưởng tín dụng đang tăng lên. Việt Nam là 1 trong 20% số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có GDP tăng, nhưng theo tiêu chuẩn khu vực thì chưa phải cao. Một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến vốn, các nghiên cứu cho thấy vấn đề vốn và tăng trưởng GDP có thể tăng rủi ro khu vực. 

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng với những chính sách cẩn trọng để phát triển thị trường vốn bền vững.


Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng hậu đại dịch Covid-19, trở thành quốc gia duy nhất tại châu Á và ASEAN được IMF tăng dự báo tăng trưởng.
Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng hậu đại dịch Covid-19, trở thành quốc gia duy nhất tại châu Á và ASEAN được IMF tăng dự báo tăng trưởng.

Cần chính sách tài khóa phù hợp 

Tại Hội nghị, ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho hay: "Nhìn bối cảnh của Việt Nam thấy rằng nền kinh tế phục hồi rất nhanh chóng và rất ấn tượng. Tôi nghĩ tăng trưởng kinh tế trong quý 2, quý 3 rất tốt. Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đã có tăng trưởng vượt bậc. Nhưng nếu nhìn vào tương lai, chúng ta vẫn thấy các thách thức cơ bản".

Trong trường hợp tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và sự phục hồi nền kinh tế nội địa. Những yếu tố về lạm phát từ cuộc xung đột tại Ukraine dẫn đến những rủi ro khiến giá nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực tăng cao… Điều này khiến chi phí về sản xuất, chi phí lao động bị ảnh hưởng. 


Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Ông Andrea Copppla rằng Việt Nam cần một chính sách tài khóa hợp lý để xử lý những khoản đầu tư công và những khoản đầu tư công này phải phát huy một cách hiệu quả hơn.

"Trong thời gian ngắn hạn, chúng ta phải sử dụng tốt và hiệu quả những gói về hỗ trợ tăng trưởng phục hồi. Do vậy, chúng ta cần phải có sự phục hồi của thị trường và nguồn cầu của thị trường trong nước. Từ đó, chúng ta có thể hạn chế được tác động tiêu cực của việc tăng giá", Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị.

Chia sẻ về vấn đề kiểm soát lạm phát tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) cho biết, lạm phát đang tăng cao tại Mỹ, châu  u, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 đối mặt với sự phát triển chậm của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó là những cú sốc, tác động từ đại dịch Covid-19, khủng hoảng y tế, những chính sách liên quan đến xử lý nợ công. Để đối phó với những vấn đề này, Việt Nam đã có sự tự cường rất cao để đảm bảo được cân đối cho nền kinh tế. 

Nhờ sự phục hồi kinh tế, nhu cầu thị trường trong nước đang tăng lên, các kênh tiêu dùng, bán lẻ tăng cao. Sự thành công của Việt Nam mở ra môi trường đầu tư và kinh doanh có triển vọng tốt.

Từ tháng 4, đại diện ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2022. Đồng thời, tiếp tục duy trì dự báo này cho nền kinh tế Việt Nam trong cả năm nay. Ông Andrew Jeffries nhận định sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, bên cạnh đó những ngành công nghiệp sử dụng lao động cao cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Do đó, để duy trì được sự tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự phục hồi kinh tế tại Việt Nam, cần phải tăng cường cải thiện môi trường đầu tư. Ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường tính minh bạch, tạo sự công bằng giữa các chủ thể của nền kinh tế, giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025