meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ hôm nay (4/5), giá điện tăng bán lẻ điện tăng thêm gần 60 đồng/kWh

Thứ năm, 04/05/2023-14:05
Sau 4 năm  không đổi thì từ hôm nay giá bán lẻ điện bình quân chính thức tăng 3% lên mức 1.920,37 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Theo Người lao động, quyết định được Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký ban hành vào ngày 27/4 và áp dụng điều chỉnh giá từ ngày 4/5 thì giá bán điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương với mức tăng 3%. Quyết định này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.

Đây là lần điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân đầu tiên sau 4 năm kìm giữ, lần điều chỉnh gần nhất từ hồi tháng 3/2019 (tăng từ 1.720,65 đồng/KWh lên 1.864,44 đồng/KWh (tăng 8,36%).

Áp lực tăng giá điện bán lẻ bắt đầu xuất hiện khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối mặt với những khó khăn về tài chính từ năm 2022. EVN ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới gần 36.300 tỷ đồng trong năm 2022 từ sản xuất điện, nếu trừ đi thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058,36 tỷ đồng (gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng), nên đã giúp giảm lỗ cho EVN trong năm 2022 là còn 26.235,78 tỷ đồng. Bên cạnh đó, EVN vẫn còn tới hơn 14.700 tỷ đồng khoản tiền chênh lệch tỷ giá hiện vẫn chưa hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022. 

EVN cho biết, việc chưa hạch toán khoản lỗ này là để góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, không làm cho giá biến động quá lớn.


Từ ngày 4/5 thì giá bán điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).
Từ ngày 4/5 thì giá bán điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT).

Cuối tháng 3/2023, Bộ Công Thương họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN. Cụ thể, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 419.031,80 tỷ đồng; năm 2022 là 493.265,30 tỷ đồng. 

Những chi phí này đã bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh, tăng 1,84% so với năm 2020. Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Giá thành sản xuất - kinh doanh điện năm 2022 của EVN cao hơn giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 648 ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương gần 168 đồng/KWh. Quyết định 648 quy định mức giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ năm 2019 đến nay là 1.864,44 đồng/KWh. Như vậy, mỗi KWh EVN bán ra đang lỗ 168 đồng.

TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định kết quả kiểm tra chi phí sản xuất - kinh doanh điện năm 2021, 2022 của EVN đã được công bố cho thấy ngành điện khó khăn rất lớn về tài chính trong việc tái đầu tư, sản xuất, bảo đảm cung ứng điện cho nhu cầu của nền kinh tế.

Theo TS Ngô Trí Long, với các khoản chi phí tăng hiện nay, để bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất - kinh doanh của ngành điện, mức tăng giá điện có thể ở khoảng 10% so với hiện hành. Tuy nhiên, mức tăng cụ thể cần phải tính toán kỹ lưỡng, có thể chia ra các đợt tăng giá theo lộ trình để người dân, doanh nghiệp tiếp cận dần với mức giá điện mới một cách phù hợp. 

Ví dụ, cần tăng từ 8%-10%, thay vì tăng 1 lần thì có thể chia làm các đợt tăng. Tuy nhiên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả lưu ý theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê TS Nguyễn Bích Lâm, nếu  bán lẻ điện bình quân không được điều chỉnh kịp thời ở mức phù hợp, thì EVN sẽ đối mặt với khoản lỗ lũy kế lớn, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp đủ điện cho nền kinh tế. Ông Lâm nhận định việc tăng giá điện sẽ gây áp lực khá lớn lên lạm phát và làm giảm tăng trưởng kinh tế. 

Nếu giá điện tăng 8% làm GDP giảm 0,36% và lạm phát tăng 0,5%; giá điện tăng 10% sẽ làm GDP giảm 0,45% và lạm phát tăng 0,61%. Do đó, TS Nguyễn Bích Lâm, cho rằng trong năm 2023 giá bán lẻ điện nên xem xét tăng khoảng 8%. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025