meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trong một tuần, Big 4 ngân hàng giảm lãi suất huy động lên tới 1% tất cả các kỳ hạn 

Thứ hai, 26/06/2023-15:06
Sau 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường đã giảm mạnh. Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay chỉ còn 6,3% áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. 

Lãi suất cao nhất toàn thị trường không quá 8%/năm

Trong tuần thứ 3 của tháng 6/2023, nhóm ngân hàng Big 4 gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank đồng loạt giảm lãi suất huy động từ 0,5 - 15% ở tất cả các kỳ hạn. 

Theo ghi nhận, mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay tại 4 ngân hàng này khi gửi tại quầy và gửi online chỉ còn 6,3%, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Mức lãi suất này đã giảm hơn 0,5 - 0,7% so với hồi tháng 5 và chỉ còn cao hơn khoảng 0,7 điểm % so với mức thấp kỷ lục ghi nhận vào hồi tháng 7, tháng 8/2022 - giai đoạn trước khi cuộc đua lãi suất tăng huy động xảy ra.

Tại các kỳ gửi ngắn hạn như 1 tháng, khách hàng chỉ còn được hưởng mức lãi suất 3,4% khi giao dịch tại quầy và khoảng 4% khi gửi online. Đối với kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất của các ngân hàng này từ 4,1 - 4,5%/năm. Kỳ hạn 6 tháng hoặc 9 tháng mức lãi suất huy động từ 5 - 5,5%/năm. 

Trong đợt điều chỉnh giảm lãi suất lần này, VietinBank là ngân hàng quốc doanh mạnh tay nhất với mức giảm lên tới 1%, đặc biệt với các khoản tiền từ 9 tháng trở xuống. Mức lãi suất tiền gửi online tại nhà băng này không còn được ưu đãi so với gửi tại quầy như trước. 


Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Để được hưởng mức lãi suất 6,3%/năm tại các ngân hàng có vốn Nhà nước này thì khách hàng cần phải đáp ứng các điều kiện mà ngân hàng đưa ra như gửi bằng hình thức trực tuyến hoặc/và có số tiền gửi lớn hơn mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, mức lãi suất huy động thực tế có thể thay đổi tùy vào tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh ngân hàng.

Đầu năm 2023, trừ 4 ngân hàng nêu trên thì tất cả các ngân hàng tư nhân điều niêm yết mức lãi suất hơn 9% cho kỳ hạn 12 tháng; một số nhà băng thậm chí còn áp dụng mức lãi suất trên dưới 10% cho kỳ hạn này. Hiện mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng là 8% do GPBank niêm yết theo hình thức gửi tiền trực tuyến.

Các ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ hầu hết đang niêm yết lãi suất 7,5 – 7,8% cho kỳ hạn 12 tháng như ABBank, BacABank, VietBank, OceanBank, Nam A Bank, BVBank, SHB, VietABank, NCB, OCB và Eximbank.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân lớn, mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 1 năm dao động trong khoảng 7 - 7,2%/năm như, Sacombank (7,2%), MB (7,1%), Techombank (7,1%). Thậm chí một số ngân hàng tư nhân đã đưa lãi suất tiền gửi 12 tháng xuống dưới mức 7%/năm như ACB (6,9%), Kienlongbank (6,9%), VIB (6,8%), LPBank (6,3%).


Nguồn: Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank).
Nguồn: Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank).

Từ đầu tháng có 24 ngân hàng giảm lãi suất

Sau 4 lần Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành thì nhóm ngân hàng tư nhân cũng đã có nhiều lần giảm lãi suất huy động. Trong tuần qua, nhóm ngân hàng tư nhân công bố giảm lãi suất từ 0,1 - 1%, từ kỳ hạn 6 tháng trở xuống mức lãi suất được điều chỉnh giảm mạnh. 

Hiện mức lãi suất niêm yết cao nhất tại một số ngân hàng tư nhân hiện chỉ còn quanh ngưỡng 7%/năm như tại VIB, ACB, Sacombank, VPBank (điều kiện tiền gửi dưới 1 tỷ đồng). 

Từ đầu tháng 6/2023, thị trường ghi nhận 24 ngân hàng giảm lãi suất huy động gồm: Agribank, Vietcombank, NamA Bank, BacABank, PVCombank, GPBank, TPBank, BaoViet Bank, BIDV, HDBank, Sacombank, VIB, NCB, OCB, BVBank, SCB, VPBank, VietA Bank, TPBank, SHB, KienLongBank, HDBank,  MB, và Saigonbank.

Trong đó, BIDV, VietinBank, VPBank, BaoViet Bank, Saigonbank, TPBank, VietA Bank, OCB, SCB, là những ngân hàng đã giảm lãi suất hai lần kể từ đầu tháng. Riêng VIB, NCB, HDBank có tới 3 lần giảm lãi suất trong tháng 6.


Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Trong 3 tháng, từ 3-6/2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 4 lần liên tiếp các mức lãi suất với mức giảm 0,5 - 2%/năm. Đến nay, các loại lãi suất chính sách của Ngân hàng Nhà nước đã giảm tổng cộng 1,5 - 2 điểm % và đã đảo ngược phần lớn mức tăng trong 2 lần đầu chỉnh năm 2022 (tăng tổng cộng 2 điểm % mỗi loại lãi suất). 

Mức lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm về bằng mức thấp kỷ lục duy trì trong giai đoạn từ tháng 10/2020 – tháng 9/2022. Trong khi lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn chỉ còn cao hơn 0,5 điểm % so với giai đoạn này.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng nhằm khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới. Đây là tín hiệu để định hướng các nhà băng giảm lãi suất cho vay, đồng hành với doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh có nhiều khó khăn như hiện nay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế. 


Nguồn: Ngân Hàng Quốc Dân (NCB)
Nguồn: Ngân Hàng Quốc Dân (NCB)

"Với các biện pháp điều hành và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xu hướng giảm dần. Lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1,0%/năm so với cuối năm 2022)", Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định.

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, Ngân hàng Nhà nước vẫn có nhiều lý do để tiếp tục xu hướng nới lỏng và nhiều khả năng sẽ có thêm đợt hạ lãi suất trong nửa cuối năm nay. Bởi các chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng là cần thiết để giúp nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng mục tiêu 6,5% của Chính phủ. 

Tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 tổ chức ngày 21/6, Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến hết tháng 5, tín dụng của nền kinh tế vẫn ảm đạm khi mới chỉ đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,2% so với cuối năm 2022. Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng tăng trưởng chỉ mới được 35% so với mức Ngân hàng Nhà nước cấp. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cũng chỉ mới đạt một nửa "room" được giao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025