meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tư vấn và hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

Thứ năm, 10/12/2020-10:12

Hôn nhân gia đình là vấn đề phổ biến trong xã hội, khi đăng ký kết hôn cần đến sự chứng minh của pháp luật và sau khi ly hôn cũng không ngoại lệ. Những thủ tục pháp lý cũng như giải quyết tranh chấp tài khi ly hôn luôn khiến nhiều người trăn trở. Vậy làm thế nào để đơn giản hóa quá trình thực hiện, đâu là những quy định cần phải tuân theo? Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tranh chấp tài sản khi ly hôn

Khi ly hôn, việc phân chia và các nguyên tắc phân chia tài sản sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Bất kỳ sự tranh chấp tài sản khi ly hôn nào cũng cần dựa trên các thủ tục pháp lý và được luật sư đại diện của hai bên biện hộ. Khác với việc giải quyết quyền được nuôi dưỡng con, việc giải quyết các tranh chấp tài sản thường dễ thực hiện và có quy trình rõ ràng, cụ thể hơn. Quá trình giải quyết tranh chấp hậu ly hôn sẽ kéo dài trong vòng tối đa 30 ngày.

Tranh chấp tài sản hậu ly hôn có thể rơi vào nhiều trường hợp. Cụ thể là tranh chấp tài sản chung hoặc tài sản riêng của hai vợ chồng. Những tài sản trong thời kỳ hôn nhân hoặc trước hôn nhân có thể được đưa vào làm căn cứ phân chia tài sản hoặc không, điều này tùy thuộc vào yêu cầu của người trong cuộc. Thế nhưng, mọi quy tắc cũng như tiến trình thực hiện đều phải dựa trên pháp luật và những cơ sở pháp lý theo tòa án nhân dân Việt Nam.

 Ảnh 1: Tranh chấp tài sản khi ly hôn (nguồn: internet)
Ảnh 1: Tranh chấp tài sản khi ly hôn (nguồn: internet)

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn

Để tiến hành giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản hậu ly hôn, các bên tham gia cần tìm hiểu về những nguyên tắc giải quyết cần thiết. Những nguyên tắc này đã được định sẵn từ trước, nằm trong bộ luật hôn nhân và gia đình của hiến pháp nước Việt Nam.

Các bên có thể tham khảo bằng cách tìm kiếm trên mạng hoặc tham khảo hướng dẫn từ các văn phòng luật sư uy tín, chuyên nghiệp. Dưới đây là một vài nguyên tắc cơ bản, các bạn có thể tham khảo:

  • Vợ chồng có thể tự phân chia tài sản và giải quyết những tranh chấp tài sản hậu ly hôn bằng thỏa thuận riêng. Điều này sẽ được trình bày ra văn bản và nộp cho tòa án, pháp luật sẽ công nhận quyết định riêng của hai vợ chồng. Thế nhưng, nếu không thể thống nhất, việc này sẽ được giải quyết theo pháp luật.
  • Nguyên tắc căn bản khi phân chia tài sản chung là chia 50/50 cho cả hai bên. Thế nhưng tùy theo từng trường hợp cụ thể như mức độ đóng góp hoặc hoàn cảnh mỗi bên mà nguyên tắc này có thể được điều chỉnh.
  • Tài sản riêng của mỗi bên sẽ không được tính khi phân chia tài sản hậu ly hôn, trừ khi bên còn lại chứng minh được tài sản này đã được góp vào tài sản chung hoặc có sự đóng góp của họ.
  • Cho dù phân chia theo nguyên tắc nào thì giá trị tài sản của các bên vẫn không được ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống hàng ngày của con, đặc biệt là con dưới 18 tuổi.
 Ảnh 2: Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp (nguồn: internet)
Ảnh 2: Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp (nguồn: internet)

Một số trường hợp tranh chấp thường gặp

Giải quyết những tranh chấp hậu ly hôn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào những trường hợp cụ thể mà có cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, có hai trường hợp cơ bản thường gặp nhất, đó là tranh chấp tài sản chung và tranh chấp tài sản riêng. Để có thể hiểu rõ cách giải quyết trong từng trường hợp trên là như thế nào, hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây:

Tranh chấp tài sản riêng

Đối với trường hợp tranh chấp tài sản riêng, vợ/chồng phải chứng minh rằng tài sản đó không có sự tham gia đóng góp của bên còn lại. Tất cả những giấy tờ có liên quan để chứng minh điều đó đều sẽ được trình lên tòa án để được công nhận.

Nếu một trong hai bên không ai chứng minh được đó là tài sản riêng thì tài sản đó sẽ được tự động xem là tài sản chung và được giải quyết theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản chung theo quy định của pháp luật.

 Ảnh 3: Tranh chấp tài sản riêng (nguồn: Internet)
Ảnh 3: Tranh chấp tài sản riêng (nguồn: Internet)

Tranh chấp tài sản chung

Đơn giản hơn so với tài sản riêng, việc giải quyết tài sản chung khá nhanh chóng với quy trình và cách phân chia đã được định sẵn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ đóng góp vào tài sản đó mà nguyên tắc này có thể được điều chỉnh sao cho công bằng nhất.

Những quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng được đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp. Bất kỳ bên nào có ý định phải đối hoặc không chấp nhận phán quyết của tòa án sẽ nhận mức pháp tương ứng.

 Ảnh 4: Tranh chấp tài sản chung (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Tranh chấp tài sản chung (Nguồn: Internet)

Trên đây bài viết đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về tranh chấp tài sản khi ly hôn và những nguyên tắc giải quyết cơ bản. Hy vọng những thông tin trên là hoàn toàn hữu ích đối với các bạn, đừng quên chia sẻ bài viết đến với người thân và bạn bè nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025