meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tổng nguồn cung xăng dầu năm 2023 tăng bao nhiêu?

Thứ năm, 24/11/2022-11:11
Theo kịch bản tăng trưởng tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu năm 2023 của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối phải mua và nhập 25,9 - 26,7 triệu m3, tấn xăng dầu, so với năm 2022 tăng 10 - 15%. 

Mới đây, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp về Kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 và rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. 

Tại cuộc họp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Sản lượng xăng dầu giao cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và mua năm 2023 được tính toán dựa trên số thực hiện của năm 2022 (20,7 triệu m3, tấn xăng dầu) và 1,3 - 1,4 lần mục tiêu GDP năm 2023 (6,5%). 

Kịch bản 1, các doanh nghiệp đầu mối sẽ nhập, mua từ hai nhà máy lọc dầu trong nước khoảng 25,9 triệu m3, tấn, tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022. 

Kịch bản 2, các doanh nghiệp đầu mối sẽ nhập, mua từ hai nhà máy lọc dầu trong nước khoảng 26,67 triệu m3, tấn, tỷ lệ tăng trưởng 15% so với năm 2022. 

Sản lượng được phân bổ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp theo từng tháng, quý dựa trên số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý áp dụng từ 1/1/2023. 

“Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị. 

Việc phân giao phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của các nhà máy trong nước, đặc biệt là kế hoạch bảo hành, bảo trì, tu dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời.


Dự kiến tổng nguồn cung xăng, dầu năm 2023 tăng 10 - 15%.
Dự kiến tổng nguồn cung xăng, dầu năm 2023 tăng 10 - 15%.

Bộ trưởng Công Thương đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Vào ngày 20 mỗi tháng, Bộ Tài chính rà soát các chi phí thực tế phát sinh này. 

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay: “Bắt đầu từ ngày 1/1/2023, sẽ thống nhất quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu đối với doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối bằng công nghệ số, do Bộ Công Thương chủ trì. Dự kiến tháng 12 sẽ có buổi tập huấn thống nhất việc ứng dụng phần mềm quản lý xăng dầu”.

Kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của Bộ Công Thương gồm nguồn nhập khẩu và mua từ hai nhà máy lọc dầu trong nước. Các doanh nghiệp đầu mối được yêu cầu có phương án nhập, mua hàng bù đắp trong trường hợp hai nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn bảo dưỡng, bảo trì…

Năm 2022, Bộ Công Thương phân giao cho 36 doanh nghiệp đầu mối hơn 20,72 triệu m3, tấn xăng dầu. Tuy nhiên, thời điểm cuối quý I nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất nên nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt khiến Bộ Công Thương phải giao sản lượng nhập khẩu tăng thêm  cho các doanh nghiệp khoảng 2,4 triệu m3, tấn. 

Trong quý II, quý III thị trường trong nước tiếp tục xáo trộn, ở nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ. Bộ Công Thương giải thích là do doanh nghiệp phải nhập hàng lúc giá cao nhưng bán ra giá thấp và chi phí kinh doanh chưa kịp điều chỉnh khiến doanh nghiệp bị lỗ. Do đó, đầu mối xăng dầu cắt giảm chiết khấu (mức trích lại dành cho thương nhân phân phối, bán lẻ) và giảm lượng hàng bán ra. 

Trong 9 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp nhập, mua được gần 17,3 triệu m3, tấn tương đương hơn 83% kế hoạch Bộ Công Thương giao. Trong quý IV, các doanh nghiệp đầu mối được Bộ Công Thương giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu là 5,5 triệu m3, tấn gồm nhập khẩu, mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước… Trong đó, khoảng 3,13 triệu m3, tấn dầu diesel (chiếm 57%); khoảng 2,24 triệu m3, tấn xăng (chiếm 41%); còn lại là dầu mazut, dầu hỏa. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025