meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Toàn tỉnh Đồng Nai sẽ có tổng cộng 30 đô thị theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2030

Thứ tư, 09/08/2023-10:08
Hai đô thị loại 2 là TP Long Khánh (trước năm 2025) và toàn bộ huyện Nhơn Trạch sẽ định hướng lên thành phố trước năm 2030.

Theo Nhịp Sống Thị Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã ban hành Công văn số 6848/UBND-THNC để xin ý kiến các Bộ ngành Trung ương cùng địa phương lân cận về việc quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, toàn tỉnh Đồng Nai sẽ có tổng cộng 30 đô thị. Trong đó, đô thị loại 1 - thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố Biên Hòa. Ngoài ra, 2 đô thị loại 2 là TP Long Khánh (trước năm 2025) và toàn bộ huyện Nhơn Trạch sẽ định hướng lên thành phố trước năm 2030.

Hai đô thị loại 3 là toàn bộ huyện Long Thành (được định hướng lên thành phố trước năm 2030) và huyện Trảng Bom (được định hướng sẽ lên thị xã trước năm 2030). Bên cạnh đó, 6 đô thị loại 4 được xây dựng trên cơ sở những thị trấn hiện hữu, bao gồm Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Vĩnh An, Long Giao, Gia Ray và cuối cùng là Định Quán. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

19 đô thị loại 5 sẽ được phân bổ ở nhiều huyện, cụ thể như sau: Thống Nhất (có 4 đô thị là Hưng Lộc, Quang Trung, Lộ 25 và Xuân Thiện); Định Quán (có 2 đô thị là La Ngà và Phú Túc); Tân Phú (có 1 đô thị là Phú Lâm); Cẩm Mỹ (có 3 đô thị Bảo Bình, Sông Nhạn và Sông Ray); Xuân Lộc (có 3 đô thị là Xuân Định, Xuân Thọ và Xuân Hưng); Vĩnh Cửu (có 6 đô thị bao gồm: Phủ Lý, Thạnh Phú, Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi và Thiện Tân).

Song song, Đồng Nai còn hình thành 5 hành lang phát triển đô thị. Các đô thị được hình thành dọc các tuyến hành lang kinh tế mới theo quy hoạch, định hướng phù hợp với từng đặc điểm khu vực và hướng phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.  

Cụ thể, hành lang Đông - Tây (Hành lang cao tốc TPHCM – Dầu Giây - Phan Thiết), được trang bị bởi QL1, đường sắt Bắc – Nam, vốn là trục tạo nên chuỗi đô thị trọng tâm của tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa nhanh của tỉnh khiến cho trục này quá tải, đặc biệt là đoạn Trảng Bom - Biên Hòa – TPHCM. Sau này, khi các cao tốc hình thành luồng vận tải mới xoay quanh trục từ Đông - Tây thành Bắc - Nam, đoạn Biên Hòa - TPHCM sẽ gần như được giải thoát khỏi vai trò vận tải nặng và trở thành trục giao thương đô thị đáng sống. Điều này là cơ sở để đưa Biên Hòa trở thành trung tâm đô thị tri thức và sáng tạo.

Tiếp theo là hành lang Bắc - Nam (hành lang cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) với điểm trung tâm tại Biên Hòa. Đây là hành lang công nghiệp hóa - đô thị hóa quy mô lớn nhưng hiện nay đang có hạ tầng yếu và gián đoạn. Hành lang này chỉ nối giữa Biên Hòa và Vũng Tàu bởi QL51; vòng qua TP.HCM để kết nối Bình Dương qua QL13 cùng với các đường tỉnh Bình Dương, sau đó tiếp tục nối lên Bình Phước và Tây Nguyên theo QL13 và 14. Trục này trong tương lai sẽ được nối thẳng từ Chơn Thành đến Vũng Tàu.

Hành lang phía Tây Nam (hành lang cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây) được trang bị bởi các trục cao tốc mới là TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành cùng với đường sắt đô thị TPHCM – sân bay Long Thành và nhiều trục phụ khác. Các khu đô thị, khu chức năng thời kỳ mới được sẽ hình thành và nối giữa 2 cực là trung tâm kinh tế quốc gia (TPHCM) cùng trung tâm cửa ngõ quốc gia (sân bay Long Thành).

Hành lang phía Đông Bắc (hành lang cao tốc Dầu Giây – Liên Khương) có vai trò xâu chuỗi các đô thị nhỏ có chức năng trung tâm huyện cùng với du lịch sinh thái, nông nghiệp.

Cuối cùng là hành lang sông Đồng Nai là trục vận tải hàng hải quốc tế và nội địa có luồng lạch ăn sâu vào các trung tâm kinh tế của vùng, có sự liên kết trực tiếp với cảng quốc tế Cái Mép.

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025