meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thường Tín đang từng bước quy hoạch để trở thành vùng lõi tăng trưởng của khu Nam Hà Nội

Thứ ba, 16/01/2024-23:01
Các chuyên gia dự báo về xu hướng phát triển của Thường Tín và cho biết, dư địa phát triển bất động sản nơi này còn rất nhiều, đặc biệt khi khu Nam Hà Nội đang có các quy hoạch bứt phá mạnh mẽ.

Thường Tín hiện nay sở hữu lợi thế là ‘thủ phủ’ công nghiệp và là cửa ngõ phía Nam Hà Nội, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Thời điểm hiện tại, Thường Tín đang có 11 cụm công nghiệp, thu hút khoảng 800 doanh nghiệp cùng với hộ sản xuất, kinh doanh và hoạt động, giúp giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động.

Đáng chú ý, các cụm công nghiệp làng nghề tại Thường Tín hiện đang thu hút khoảng 350 doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh vào hoạt động, giúp hơn 3.000 lao động có công ăn việc làm ổn định với thu nhập bình quân ở mức 100 triệu đồng/người/năm. 


Thường Tín hiện nay sở hữu lợi thế là ‘thủ phủ’ công nghiệp và là cửa ngõ phía Nam Hà Nội, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Ảnh minh họa
Thường Tín hiện nay sở hữu lợi thế là ‘thủ phủ’ công nghiệp và là cửa ngõ phía Nam Hà Nội, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Ảnh minh họa

Thường Tín hiện đang tiếp tục xây dựng và mở rộng 3 cụm công nghiệp mới là cụm công nghiệp Thắng Lợi, cụm công nghiệp Tiền Phong giai đoạn 2 và cụm công nghiệp Ninh Sở giai đoạn 2.

Mới đây, thành phố Hà Nội đã lập phân khu 4 khu công nghiệp lớn, bao gồm cả Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bắc Thường Tín (tại các xã Liên Phương, Văn Bình, Ninh Sở và Văn Phú, huyện Thường Tín) với quy mô lên đến 112ha. Cộng thêm 11 khu công nghiệp hiện hữu, huyện này sẽ có thêm khu công nghiệp mới, tạo thêm động lực bứt phá để trở thành trung tâm phát triển kinh tế của phía Nam thủ đô.

Như đã nói ở trên, Thường Tín hiện nay sở hữu lợi thế là ‘thủ phủ’ công nghiệp và là cửa ngõ phía Nam Hà Nội, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh khu vực phía Nam thủ đô đang được đầu tư mạnh mẽ, toàn diện về cơ sở hạ tầng, từ cao tốc, sân bay, quy hoạch thành phố phía Nam cho đến việc nâng cấp 2 huyện Thanh Trì và Thường Tín lên quận, Thường Tín càng có thêm động lực và nền tảng để phát triển.

Trong những năm qua, kinh tế huyện này vẫn chưa phát triển đúng mức khi mới chỉ chú trọng tập trung thúc đẩy các cụm công nghiệp nhỏ lẻ và hộ gia đình phát triển, vẫn còn yếu trong việc thu hút các ‘đại bàng’ về ‘làm tổ’. 


Đặc biệt, thị trường bất động sản Thường Tín sẽ chứng kiến loạt dự án mới đón đầu tiềm năng khu vực như Him Lam Thường Tín. Ảnh minh họa
Đặc biệt, thị trường bất động sản Thường Tín sẽ chứng kiến loạt dự án mới đón đầu tiềm năng khu vực như Him Lam Thường Tín. Ảnh minh họa

Các chuyên gia dự báo về xu hướng phát triển của Thường Tín và cho biết, dư địa phát triển bất động sản nơi này còn rất nhiều, đặc biệt khi khu Nam Hà Nội đang có các quy hoạch bứt phá mạnh mẽ. Theo như đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, Hà Nội đề xuất quy hoạch thành phố phía Nam chuẩn theo mô hình đô thị sân bay, hình thành trung tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp về đường không và đường sắt.

Dư địa phát triển bất động sản

Khu Nam Hà Nội sẽ chứng kiến sự bứt tốc từ huyện lên quận của Thanh Trì và Thường Tín. Cụ thể, huyện Thanh Trì sẽ chính thức lên quận vào năm 2025, Thường Tín lên quận trong giai đoạn sau là 2026-2030. Theo đánh giá của các chuyên gia, khi 2 huyện này lên quận sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản. Đồng thời, giá nhà đất tại Thường Tín có nhiều cơ hội bứt phá mạnh mẽ hơn Thanh Trì vì sở hữu quỹ đất lớn và tiềm năng phát triển khu công nghiệp lớn bậc nhất Hà Nội.

Các chuyên gia đánh giá về thị trường bất động sản Thường Tín và cho biết, nơi đây kể từ năm 2024 sẽ là một trong những thị trường ghi nhận khả năng tăng trưởng cao. Đặc biệt, thị trường bất động sản Thường Tín sẽ chứng kiến loạt dự án mới đón đầu tiềm năng khu vực như Him Lam Thường Tín. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư loạt dự án nhà ở để phục vụ khu công nghiệp tại đây.


Theo đánh giá của các chuyên gia, khi 2 huyện này lên quận sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, giá nhà đất tại Thường Tín có nhiều cơ hội bứt phá mạnh mẽ hơn Thanh Trì vì sở hữu quỹ đất lớn và tiềm năng phát triển khu công nghiệp lớn bậc nhất Hà Nội. Ảnh minh họa
Theo đánh giá của các chuyên gia, khi 2 huyện này lên quận sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản, giá nhà đất tại Thường Tín có nhiều cơ hội bứt phá mạnh mẽ hơn Thanh Trì vì sở hữu quỹ đất lớn và tiềm năng phát triển khu công nghiệp lớn bậc nhất Hà Nội. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết: “Xét toàn thị trường, Thường Tín đang là vùng hiếm của Hà Nội khi vẫn chưa bị cơn sốt đất vừa qua kéo. Tuy nhiên, trong tương lai chúng ta thấy được rằng sẽ có sự thay đổi rõ rệt, mặt bằng giá sẽ gia tăng khi hạ tầng được đầu tư đúng như kế hoạch. Và khi hạ tầng được xây dựng đồng bộ, câu chuyện về việc tăng giá bất động sản đã từng xảy ra ở khu Đông Hà Nội trong suốt 5 năm qua nhiều khả năng sẽ tái diễn tại khu Nam Hà Nội trong 5 năm tới”.

Liên quan đến vấn đề này, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam đánh giá thêm: “Trong suốt 10 năm qua, thị trường bất động sản Hà Nội chủ yếu phát triển ở khu vực phía Tây, sau đó chuyển sang khu Đông và khu Bắc. Trong khi đó, khu Nam thủ đô lại là cái tên ít được nhắc đến nhất trên thị trường bất động sản Hà Nội trong suốt thời gian ‘sốt nóng’ vào những năm 2011 đến nay. Đây cũng là lý do khiến bất động sản khu Nam Hà Nội vẫn còn nhiều dư địa phát triển, đặc biệt khi khu vực này đón nhận những đột phá về hạ tầng trong giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn 2050”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025