meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản ảm đạm, giới đầu tư như đang “ngồi trên đống lửa”

Thứ tư, 06/07/2022-14:07
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản lo lắng việc thị trường địa ốc trong 6 tháng cuối năm có thể rơi vào tình trạng đình trệ khi tín dụng ngân hàng và kênh trái phiếu doanh nghiệp đều bị kiểm soát chặt chẽ.

Thị trường bất động sản đang diễn biến rất tiêu cực

Theo Tuổi trẻ, thay vì mở rộng đầu tư vào những dự án mới hay tung hàng ra thị trường, một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản khu vực phía Đông thừa nhận trong đại hội đồng cổ đông của công ty mới đây rằng, họ đang phải giảm tốc đầu tư. Có nghĩa, doanh nghiệp này đã chọn phương án “cầm chừng”, vừa làm vừa chờ đợi. Nguyên nhân vì doanh nghiệp lo lắng thị trường sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng trong 6 tháng tới khi các khó khăn về chính sách và những nguồn vốn vẫn chưa được tháo gỡ.


Doanh nghiệp lo lắng thị trường sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng trong 6 tháng tới
Doanh nghiệp lo lắng thị trường sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng trong 6 tháng tới

Không riêng gì doanh nghiệp, ngay đến người mua nhà cũng đang “ngồi trên đống lửa”. Như trường hợp của bà N.T.Lan (trú tại TP. Hồ Chí Minh) cho biết, đến hiện tại, thanh khoản trên thị trường rơi vào trạng thái chững lại, nhiều khu vực sụt giảm. Nhìn về dài hạn, một số doanh nghiệp có thể chuyển hướng chưa xây dựng, phát triển sản phẩm mới thì bà lo lắng tình trạng của thị trường sẽ còn nặng nề hơn vào thời gian tới.

Ông Trần Ngọc Anh - Chủ tịch Công ty CP công nghệ BĐS MGI cho hay, tính thanh khoản trên thị trường bất động sản hiện nay đang chậm lại so với những giai đoạn trước, nhất là với các sản phẩm sơ cấp. Nguyên nhân chủ yếu được ông Ngọc Anh lý giải là do những tác động liên của chính sách siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng thương mại.

Theo ý kiến của lãnh đạo một đơn vị phát triển bất động sản lớn tại Hà Nội, ông xác nhận, trong thời gian qua, “ống dẫn” tín dụng bất động sản tại nhiều tổ chức tín dụng đang dần bị bịt lại. Nguồn vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp gần như cũng bị khóa van. Hai kênh huy động lớn nhất này đồng thời nghẽn lại khiến doanh nghiệp bất động sản không thể bung hết sức trong giai đoạn tới.


Doanh nghiệp và người mua rất khó tiếp cận với khách hàng
Doanh nghiệp và người mua rất khó tiếp cận với khách hàng

Trên thực tế, nguồn vốn huy động thực hiện các dự án bất động sản lớn ngay từ khâu chuẩn bị, làm thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng,... Do đó nếu không dự đoán được khả năng vay vốn thì dù là những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh cũng phải chọn phương án ít rủi ro.

“Dù trước đó, Ngân hàng Nhà nước có khẳng định là không có chuyện siết vốn bất động sản, tuy nhiên trên thực tế nhiều người mua nhà ở thực rất khó để vay vốn. Phía doanh nghiệp bất động sản cũng kêu than gặp khó vì không thể tiếp cận nguồn vốn” - Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết.

Thị trường đang bị làm khó

Theo ý kiến của ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch hội đồng quản trị GP Invest, nhiều ngân hàng thông báo hết room cho vay, ngay đến những ngân hàng lớn như MB Bank cũng đang siết room cho vay bất động sản. Một số khách hàng mua nhà đã làm hợp đồng tín dụng bảo lãnh bởi MB Bank nhưng nay vẫn không vay được vốn. Ông Hiệp cho biết: “Việc siết room tín dụng với chủ dự án bất động sản và cả nhà thầu xây dựng cần được tính toán kỹ lưỡng, nếu siết chặt tất cả sẽ gây ra ảnh hưởng lớn”.

Các chuyên gia nhận xét việc kiểm soát vốn là điều tất yếu để chống lạm phát. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa và công khai những giải pháp đồng bộ, như vậy các doanh nghiệp mới có thể tiên liệu trước và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp, tránh thiệt hại.

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, tuy Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã thông báo rằng không có chuyện siết vốn bất động sản, nhưng thực tế nhiều người có nhu cầu mua nhà rất khó vay tiền ngân hàng, nhiều doanh nghiệp cũng không thể xoay sở được vì không tiếp cận được vốn. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước lại đưa vào dự thảo thông tư theo hướng đưa những người mua bất động sản, vay tiêu dùng “giá trị lớn” trở thành đối tượng phải kiểm soát, nhưng không nói rõ “giá trị lớn” là bao nhiêu. 


Cần nới room tín dụng cho ngân hàng ở mức hợp lý
Cần nới room tín dụng cho ngân hàng ở mức hợp lý

Ông Đính nhận định, thị trường bất động sản rất rộng nên cần có giải pháp tính toán hỗ trợ phù hợp nhất khi thị trường rơi vào khó khăn. “Nhưng thực tế, thị trường bất động sản đang  bị chúng ta làm khó. Vì doanh nghiệp đang khó khăn về vốn nên nhiều dự án trên toàn quốc".

Bà Võ Thị Hồng Mai - Phó tổng giám đốc Công ty Asian Holding nhìn nhận tính thanh khoản của phân khúc nhà ở sau đại dịch Covid - 19 đến nay đang rất chậm. Doanh nghiệp khó khăn khi chào bán sản phẩm do khách hàng còn lo ngại về thông tin ngân hàng sẽ siết tín dụng, khiến họ không đủ can đảm để xuống tiền mua nhà khi chưa đảm bảo được vốn vay.

Cũng theo bà Mai, khách hàng mua nhà với nhiều mục đích như đầu tư, kinh doanh, ở thực nhưng nhu cầu vay vốn ngân hàng trong số này vẫn dao động khoảng 20 - 30%. Ngay khi các ngân hàng có động thái siết tín dụng vào bất động sản, thị trường này lại càng ảm đạm hơn. Bà Mai nhận định, để thị trường có thể phục hồi trong 6 tháng tới, ngân hàng cần tháo gỡ khó khăn, nới room tín dụng cho cả doanh nghiệp và khách hàng ở mức phù hợp.

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV khẳng định: "Cần nới room tín dụng cho ngân hàng ở mức hợp lý". Tín dụng từ đầu năm 2022 đến nay đã tăng 8,5%, cho vay bất động sản cũng tăng theo từng dự án. Quan trọng là, hiện có nhiều tổ chức tín dụng đã hết room tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng thương mại đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang rà soát lại, dự kiến trong tháng sẽ cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Bên cạnh đó, tôi cho rằng cần nới room tín dụng cho các ngân hàng ở mức độ hợp lý, không để bung ra quá nhiều vì tín dụng 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 8,5%” - Ông Lực nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

“Sóng ăn theo” đã lan đến nhà tập thể cũ

Diễn biến “lạ” tại thị trường căn hộ phía Nam: Nguồn cung dồi dào nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 10%

Muôn kiểu thoát hàng “ế” của doanh nghiệp bất động sản

Thị trường đấu giá đất: Hết “sốt” nhưng chưa hết lo

Đề xuất bỏ đấu thầu, chỉ định chủ đầu tư NOXH để rút ngắn 500 ngày thủ tục

Hà Nội: Biệt thự triệu đô nhưng giá thuê chạm đáy

Số phận long đong của mặt bằng giá 1 tỷ/tháng tại đất vàng Tp.HCM: Quán của Vạn Thịnh Phát đóng cửa, Chagee đến thuê

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025