meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sẽ có thêm 4 thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh 

Chủ nhật, 05/06/2022-12:06
Định hướng phát triển trong thời gian tới, 4 huyện gồm Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn sẽ được đầu tư – xây dựng thành thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh. Riêng huyện Nhà Bè đầu tư – xây dựng thành quận thuộc TP Hồ Chí Minh.

4 huyện phát triển lên thành phố 

Theo tienphong.vn, ngày 2/6, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị triển khai các đề án khoa học thuộc đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc TP trực thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023.

Tại hội nghị, PGS.TS Vũ Tấn Hưng - phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ kiêm phó giám đốc Học viện Khoa học xã hội trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - cho rằng nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp các đơn vị hành chính từ huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh ngày càng trở nên cấp thiết.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc đưa 5 huyện lên quận hoặc thành phố là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế của xã hội và nhu cầu phát triển của TP Hồ Chí Minh - đô thị lớn nhất Việt Nam. 


Một góc huyện Cần Giờ.
Một góc huyện Cần Giờ.

Đối với các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè phần lớn đã đạt các tiêu chí để chuyển lên thành quận hoặc thành phố. Bên cạnh đó vẫn còn những tiêu chí không đạt. Theo Sở Nội vụ đánh giá, huyện Bình Chánh đạt thang điểm cao nhất, 26/30 tiêu chí, tiếp đến huyện Nhà Bè và huyện Củ Chi đạt 23/30, huyện Hóc Môn 22/30, huyện Cần Giờ đạt ít tiêu chí nhất với 19/30.

Việc đưa các huyện lên quận hoặc thành phố sẽ tạo nhiều cơ hội thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, giãn cách mật độ đô thị, tạo không gian sinh kế phát triển phù hợp. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các khu vực theo hướng phát huy lợi thế, đặc thù và có sự tương hỗ lẫn nhau trong chuỗi các đơn vị chính quyền đô thị vệ tinh.

Trên cơ sở đó, TP Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo góp phần đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc. 

4 huyện gồm Cần Thơ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn sẽ được định hướng phát triển thành thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh. Còn huyện Nhà Bè sẽ được phát triển thành quận thuộc TP Hồ Chí Minh. 

Cụ thể, huyện Cần Giờ sẽ được phát triển theo hướng thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường. Trở thành trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao, có đủ sức cạnh tranh và thu hút khách du lịch với các trung tâm du lịch khác tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.


Một góc huyện Củ Chi.
Một góc huyện Củ Chi.

Huyện Củ Chi được định hướng phát triển đô thị sinh thái thông minh, phát triển các khu du lịch sinh thái ven sông. Tại đây sẽ xây dựng, phát triển các trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

Huyện Hóc Môn trong giai đoạn 2021 - 2030, được định hướng phát triển thương mại, dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, tận dụng những tiềm năng về đất đai và nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển ngành logistics,..

Huyện Bình Chánh được định hướng phát triển thành thành phố trực thuộc TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2021 -2025. Huyện Bình Chánh đã đề ra các chương trình đột phá gồm chương trình đột phá đổi mới phát triển, đột phá hạ tầng, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm chủ lực…

Huyện Nhà Bè được định hướng phát triển thành đô thị vệ tinh. Hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng quy hoạch đô thị mang tính chiến lược, linh hoạt có tính đa địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và lành mạnh, giao thông thông suốt, tập trung xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số…

Phát triển hướng sông

Tại Hội nghị, TS Nguyễn Ngọc Hiếu (Đại học Việt Đức) cho rằng khi chuyển đổi, các huyện cần phát huy lợi thế về địa lý cảnh quan sông nước. Đặc biệt mạng lưới sông, kênh rạch luôn có vai trò quan trọng, vì vậy cần tổ chức quy hoạch theo khung sườn sông nước. Ưu tiên phát triển đường thủy, đường bộ. 


Một góc huyện Bình Chánh.
Một góc huyện Bình Chánh.

Các đô thị phát triển theo hướng kết nối để tạo động lực phát triển gắn kết với giao thông công cộng. Đồng thời cần bảo quản các vùng đệm xanh cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Ông Ngọc Hiếu cũng cho rằng 5 huyện này có nguồn lực đất đai lớn nên khi chuyển đổi, ngoài việc phát triển kinh tế - xã hội còn phải có chức năng giải quyết các vấn đề môi trường như ngập lụt đô thị, ô nhiễm nước, suy thoái đất, xâm thực mặn…

Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ tiêu chuẩn thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương gồm từ 150.000 người trở lên; diện tích hơn 150 km2; có hơn 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65%...

Còn tiêu chuẩn lên quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm: mật độ dân số đạt từ 10.000 người mỗi km2; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% so với tổng số lao động; tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên; hạ tầng đô thị đồng bộ và hoàn chỉnh...


Một góc huyện Nhà Bè.
Một góc huyện Nhà Bè.

Để thành lập quận hay thành phố, UBND cấp tỉnh sẽ xây dựng đề án báo cáo Chính phủ. Sau đó, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án; chủ trì, phối hợp các bộ, ngành thẩm định đề án thành lập quận hay thành phố... Cuối cùng, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

TP Hồ Chí Minh rộng hơn 2.060 km2, gần 9 triệu dân (thống kê năm 2019), có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố (Thủ Đức), 16 quận và 5 huyện. Quá trình phát triển, thành phố nhiều lần tách nhập, chuyển đổi đơn vị hành chính, gần nhất là sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức thành TP Thủ Đức.

Trước đó năm 1997, TP Hồ Chí Minh đã thành lập các quận 2, 7, 9, 12 và Thủ Đức trên cơ sở tách một phần từ huyện Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn. Năm 2003 lập thêm quận Tân Phú (tách từ quận Tân Bình), Bình Tân (tách từ huyện Bình Chánh).

Bên cạnh 4 quận huyện trên, quận Gò Vấp cũng rất phát triển với thị trường bất động sản nhộn nhịp sôi nổi. Tham khảo ngay Bán nhà Gò Vấp để cập nhật thông tin và giá nhà đất chi tiết tại quận này trước khi bạn quyết định mua bán hay đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025