Xu hướng xây nhà gạch thô hiện đại & tiết kiệm chi phí
BÀI LIÊN QUAN
99+ mẫu gạch men ốp tường cao cấp nhất không nên bỏ quaTham khảo gạch kính lấy sáng mang vẻ đẹp độc đáo và ấn tượngTrang trí nhà bằng gạch thô - Mộc mạc, độc đáo và cá tínhKhái niệm nhà gạch thô là gì?
Nhà gạch thô hay còn gọi là nhà mộc gạch, nhà đất nung hay nhà gạch không tô,... Là công trình nhà ở sử dụng vật liệu gạch mộc, có cạnh vuông vắn, không họa tiết trang trí để xây dựng. Nhưng để trần, không sơn trát.
Khi xây dựng, người thợ thi công sẽ chỉ xây theo mạch vữa hay một bố cục kiến trúc nhất định, mà trước đó đã lên bản thiết kế sẵn. Đặc biệt không thực hiện công đoạn sơn trát.

Ưu điểm của xây nhà gạch thô
Nhà gạch thô giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ của công trình. Mặc dù tổng thể ngôi nhà chỉ mang màu đặc trưng của gạch, không quá sặc sỡ và đa dạng như những công trình sử dụng sơn. Nhưng lại tạo nên một diện mạo cực kỳ ấn tượng và khác biệt.
Vật liệu gạch thô vô cùng mộc mạc, gần gũi, truyền thống mang đậm giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt rất thích hợp để tạo dựng nên những công trình cổ kính, thu hút nét đẹp riêng biệt trong kiến trúc nhà ở.
Bên cạnh đó, nhà gạch mộc có độ bền cao, khả năng chịu lực lại cao. Gạch không trát được làm bằng đất sét dẻo chất lượng cao, có tính năng cách nhiệt, cách âm tốt. Tạo nên sự thông thoáng, tiện nghi và cực kỳ thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, các công trình xây nhà gạch thô đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Chỉ cần một chi tiết cẩu thả, không để mắt đến cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, công năng sử dụng và độ bền của công trình.

Xây nhà mộc gạch có đắt không?
Xây nhà gạch thô nhìn chung sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với dạng nhà sơn trát, ốp lát gạch. Gạch không trát trên thị trường hiện nay có hai loại được sử dụng phổ biến hơn cả là gạch Tuynel và gạch block.
Đối với gạch Tuynel thường dùng để trang trí nội thất như phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, cột phà, quán cafe, nhà hàng, quán ăn,... Riêng với loại gạch block được dùng chủ yếu để xây tường, sân, giếng,...
Giá thành hiện nay của 1 viên gạch không trát sẽ dao động từ 700 - 1500 đồng/viên. So với giá thành của sơn, vôi vữa và giá gạch ốp tường thì rẻ hơn rất nhiều. Vừa tiết kiệm chi phí mà hiệu quả sử dụng lại vô cùng cao, có tính thẩm mỹ.
Một ưu điểm nữa của nhà gạch thô là tiết kiệm chi phí mua sơn trát, chi phí nhân công cho việc thi công và thời gian thực hiện cũng sẽ được giảm thiểu. Do không sơn trát nên sau thời gian sử dụng lâu dài, gia chủ cũng không phải tốn kém quá nhiều chi phí để xử lý các vết nứt gãy trên tường bê tông.
Gia chỉ cũng nên lưu ý, đối với các công trình xây nhà mộc gạch, cần thực hiện quá trình chống thấm ngay từ đầu, ở những vị trí dễ thấm dột. Điều này sẽ góp phần tăng tuổi thọ sử dụng cho công trình.

Nguyên tắc xây nhà gạch thô đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Nguyên tắc xây dựng nhà gạch thô đẹp đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật là “Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc, mạch đầy, đều và đẹp”
Chỉ nên xây dựng gạch trần theo phương thẳng đứng, Vì như vậy khả năng chịu lực mới được đảm bảo một cách tốt nhất. Tuyệt đối không được xây tường lệch, nghiên, méo mó.
Không được xây trùng mạch giữa hàng gạch trên và hàng gạch dưới. Vừa đảm bảo tính kỹ thuật, vừa nâng cao giá trị thẩm mỹ. Hơn nữa, tuyệt đối không trùng mạch ngang. Đối với mạch dọc, cho phép được trùng mạch 4 -5 hàng.
Giải pháp phá vỡ trùng mạch trong khi xây dựng là cứ 3 đến 5 hàng dọc thì sẽ xây dựng một hàng ngang. Đối với gạch đinh (gạch ngang) phải là gạch đặc để có khả năng chống thấm, tránh sụt lún theo thời gian sử dụng.
Nếu không dùng gạch đinh để khóa mạch thì hoàn toàn có thể dùng thép để gia tăng sự liên kết chặt chẽ giữa các hàng gạch. Đảm bảo được độ an toàn và tuổi thọ cho công trình.
Thông thường, gạch nung sẽ được sản xuất theo nguyên tắc: chiều dài sẽ bằng 2 lần chiều rộng. Chính vì thế, các kiến trúc sư và gia chủ cần nắm vững cũng như khai thác triệt để yếu tố này, đảm bảo khi hoàn thiện, công trình đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.

Cách xây nhà gạch thô làm nổi bật cả công trình
Sau khi đã biết được những nguyên tắc khi xây nhà gạch thô như thế nào để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ, gia chủ cũng cần nắm vững cách thiết kế cho từng khu vực khác nhau trong không gian sống.
Tường gạch trần trong thiết kế ngoại thất
Mặt tiền nhà ở
Xây nhà gạch thô là một trong những phương án thiết kế kiến trúc nhà ở độc đáo. Thường sẽ phù hợp với các phong cách nhà ở cổ điển, tân cổ điển,... Vừa là nét đẹp hoài cổ vừa tạo nên cảm giác bình yên và trầm mặc.
Tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ, gạch mộc có thể được dùng để xây dựng ở mặt tiền của ngôi nhà, tạo nên điểm nhấn cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Gạch được sắp xếp so le với nhau, tạo nên những ô trống vừa đủ để lấy ánh sáng tự nhiên.
Bên cạnh đó, gia chỉ chủ cũng có thể kết hợp sử dụng cửa kính cường lực khung nhôm, cột kèo bằng gỗ màu sẫm để tạo thêm điểm nhấn.
Sự hài hòa ăn ý này giúp cho khu vực mặt tiền nhà ở không còn cảm giác nhàm chán, đơn điệu và đại trà nữa. Mà thay vào đó là sự khác biệt và mới lạ hoàn toàn.
Đặc biệt, nếu nhà ở của bạn có diện tích khá khiêm tốn, chìm nghỉm giữa các công trình đồ sộ xung quanh, thì giải pháp sử dụng gạch mộc là hoàn toàn lý tưởng.

Thiết kế sân vườn với gạch mộc
Gạch mộc có thể được sử dụng để xây tường rào bao xung quanh, lối đi sân vườn hay bồn hoa cây cảnh. Hiệu quả của việc sử dụng không chỉ giúp sân vườn mang tính thẩm mỹ, vừa dễ dàng hơn cho việc vệ sinh và lau chùi.
Bên cạnh đó còn khiến cho tổng thể công trình nhà ở sân vườn trở nên nổi bật và sang trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, loại gạch này rất thích hợp với các kiến trúc biệt thự nhà vườn.
Thiết kế hành lang với gạch mộc
Sử dụng gạch mộc để thiết kế phần tường hành lang, lối đi trong nhà là một trong những sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.
Bạn cũng có thể kết hợp thêm gỗ công nghiệp, cùng các viên gạch được sắp xếp so le với nhau, tạo thành ô thoáng giúp ánh sáng và không khí lưu thông một cách tự nhiên trong nhà. Đây là giải pháp hoàn hảo cho một không gian sống mang đậm nét hoài cổ mà không hề có cảm giác thô cứng.

Tường gạch trần trong thiết kế nội thất
Phòng khách
Gia chủ hoàn toàn có thể “hô biến” bức tường bê tông của khu vực phòng khách bằng gạch nung.
Tường gạch vốn vững chắc kết hợp với nội thất tinh xảo, thêm vào đó một chút dư vị tươi xanh của thiên nhiên. Tất cả kết hợp với nhau tạo thành một không gian vô cùng nhã nhặn, nhưng không kém sự ấm cúng và cuốn hút.
Nếu phòng khách của gia đình có diện tích khá khiêm tốn, thì lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng màu gạch tươi sáng, phá vỡ đi sự tù túng và bí bách nhé!

Thiết kế gạch thô với phòng ngủ
Sử dụng gạch mộc trong phòng ngủ mang đến cảm giác vô cùng ấm cúng, thân thiện và dễ chịu cho gia chủ. Bạn có thể chỉ thiết kế một bức tường gạch phía đầu giường, cửa ban công, cửa sổ hoặc bàn trang điểm,...
Ngược lại, trong trường hợp cả công trình nhà ở được thiết kế theo phong cách Rustic, sử dụng toàn bộ gạch thô thì căn phòng chắc chắn sẽ không có sự đan xen với phần tường sơn trát.
Khu vực phòng bếp
Gạch mộc có thể được bố trí ở bức tường treo tủ bếp, vừa giữ được nét tự nhiên vốn có, vừa góp phần làm nổi bật không gian nội thất của căn bếp. Đối lập nhưng lại hài hòa, hiện đại và sang trọng.
Ngoài ra giải pháp sử dụng gạch mộc trong việc thiết kế các cột trụ lớn, ống khói của gia đình, bên cạnh nội thất với đồ dùng gỗ tự nhiên, thân thuộc, theo phong cách đồng quê, cũng góp phần tạo nên những điểm nhấn có giá trị cho công trình.

Trần nhà
Phương án sử dụng gạch thô cho khu vực trần nhà chưa phải là ý tưởng quá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi thực sự được thi công cho các công trình nhà ở, loại gạch này lại góp phần kiến tạo nên một không gian cực kỳ lý tưởng và lạ mắt.
Gia chủ hoàn toàn có thể kết hợp gạch mộc với cột kèo bằng gỗ màu sẫm cũng cực kỳ gần gũi và hoài cổ đấy!
Phòng tắm và nhà vệ sinh
Không chỉ có ở phòng khách hay phòng ngủ mà không gian của nhà tắm, nhà vệ sinh cũng có thể sử dụng loại gạch mộc này để trang trí đấy!

Kết luận
Không phải là trào lưu quá mới mẻ, nhưng việc xây nhà gạch thô lại tạo nên hiệu ứng kiến trúc cực kỳ bắt mắt, độc đáo và hòa hợp với thiên nhiên. Đây có thể là một gợi ý vô cùng lý tưởng cho các gia chủ khi đang băn khoăn không biết lựa chọn phong cách nào cho nhà ở của mình.