meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lao đao vì vay nợ mua nhà

Thứ ba, 29/11/2022-07:11
Nếu lãi suất tăng là niềm vui của người có nguồn tiền nhàn rỗi thì đây lại trở thành rào cản với người có nhu cầu vay và người có các khoản dư nợ. Nhất là đối với người có ý định mua nhà, bởi mặt bằng giá các sản phẩm nhà ở đang ở mức rất cao so với thu nhập trung bình của người dân.

Lãi suất tăng nhanh chỉ trong thời gian gian ngắn

Thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục đưa ra mức niêm yết lãi suất huy động ở mức rất cao. Trong đó, MSB và Techcombank là 8%/năm; Bắc Á là 8,3%/năm; Nam Á Bank, NCB và VietABank là 8,4%/năm; Kienlongbank là 8,6%/năm; ABBank là 8,8%/năm; SCB là 8,9%/năm, …

Nếu như người gửi tiết kiệm phấn khởi bởi lãi suất liên tục tăng thì bộ phận người có nhu cầu vay vốn dùng để sản xuất - kinh doanh lại rơi vào cảnh khó khăn, bởi một khi lãi suất gửi tăng thì có nghĩa lãi suất của các khoản vay cũng được điều chỉnh theo mức tăng của lãi suất huy động.

Với mức lãi suất huy động tăng cao như hiện nay, rất khó để tìm được một đơn vị cho vay mua nhà có lãi suất dưới mức 10%/năm. Bởi các khoản vay phục vụ cho việc mua nhà sẽ được tính theo lãi suất cơ sở cộng biên độ 3 - 5%/năm. 


Khoản nợ mua nhà đang trở thành gánh nặng của rất nhiều người
Khoản nợ mua nhà đang trở thành gánh nặng của rất nhiều người

Theo đó, mức phí chi trả lãi suất của những khoản dư nợ vay cũng sẽ tăng vọt gây khó khăn cho số lượng lớn người vay nợ, nhất là với những người mua nhà đã hết thời gian ưu đãi lãi suất. Anh Lữ Thanh Đồng (Hà Nội) chia sẻ, năm 2021, gia đình anh vay 1,5 tỷ đồng để mua một căn hộ có diện tích hơn 60m2 ở Chung cư Vinhomes Smart City với mức lãi suất ưu đãi trong vòng 1 năm. Nhưng đến nay khi thời gian ưu đãi kết thúc, gia đình anh đang gồng gánh mức lãi suất thả nổi của thị trường với biên độ 3%/năm, tương đương khoảng 12%/năm.

“Quyết định mua nhà đúng thời điểm dịch Covid-19, với mức lãi suất khá thấp nằm trong khả năng chi trả. Nhưng hiện tại, sau khi ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất, thay vì trả cả tiền lãi và gốc phải trả hàng tháng khoảng 17-18 triệu đồng/tháng thì chúng tôi đang phải trả khoản tiền lên tới 25-27 triệu đồng/tháng. Số tiền này khiến cuộc sống của gia đình tôi bị xáo trộn hoàn toàn và sẽ còn khó khăn hơn khi chỉ vợ tôi sắp đến ngày dự sinh”, anh Đồng nói.


Niềm vui có nhà chưa được lâu, thì nỗi lo trả nợ nhà ập đến (Ảnh vợ chồng anh Đồng cung cấp)
Niềm vui có nhà chưa được lâu, thì nỗi lo trả nợ nhà ập đến (Ảnh vợ chồng anh Đồng cung cấp)

Không chỉ anh Đồng mà còn rất nhiều người cùng chung hoàn cảnh, ngoài áp lực xăng và các khoản phí khác tăng giá, hầu như mọi khoản thu của họ sẽ chỉ đủ để chi trả tiền nhà. Thực tế cho thấy, so với đầu năm 2022, lãi suất cho vay cá nhân tại một số ngân hàng thương mại đang có xu hướng tăng từ 2 - 4%/năm. Với mức tăng này, ngân hàng sẽ phải chi trả mức lãi suất 12 - 13%/năm. Dù đã được dự báo từ trước, nhưng với đà tăng như hiện tại, hầu hết người vay nợ đều phải sống theo kiểu “thắt lưng buộc bụng” để xoay xở trả nợ ngân hàng.

“Tôi đang chịu đủ mọi loại áp lực từ tiền bạc, nhất là  các từ khoản nợ vay mua nhà. 2 tháng gần đây, các thành viên trong gia đình tôi đều phải tiết kiệm tối đa các chi phí mới đủ gánh lãi. Nhưng nếu tình hình lãi suất vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới thì e rằng chúng tôi sẽ phải bán nhà để tất toán khoản vay”, chị Hoài Hương - người đã vay gần gần 2 tỷ đồng để mua nhà vào hồi đầu năm 2022.

Người giàu cũng khổ

Không chỉ nhân viên văn phòng, những người có thu nhập trung bình lao đao trong nợ nần mà ngay cả những người làm nghề kinh doanh có thu nhập ổn cũng không tránh khỏi túng khó. 

Anh Quang, kinh doanh hàng đồ điện tại ngoại thành Hà Nội cho biết, các năm trước, nhờ tình hình kinh tế thuận lợi, hoạt động kinh doanh của anh đều đặn thu về mỗi tháng gần 200 triệu đồng. Trừ hết các khoản phí phục vụ sinh hoạt gia đình, tái đầu tư kinh doanh và khoản phí tích lũy tương lai, mỗi tháng anh chi thêm gần 50 triệu để trả góp cho khoản vay khoản vay 4 tỷ đầu tư mua nhà. Nhưng đến nay, lãi suất tăng khiến mức chi trả hàng tháng cho ngôi nhà kia tăng thêm hơn 20 triệu. Cục diện hiện tại, buộc anh Quang phải dùng đến tiền tích lũy và cả vốn lưu động từ hoạt động kinh doanh để chi trả. Thế nhưng, do lãi suất tăng nhanh, khiến khả năng tài chính của gia đình anh khó gồng gánh khoản vay này.


Rất khó để cân bằng thu nhập và các khoản nợ
Rất khó để cân bằng thu nhập và các khoản nợ

Với dự tính sau khi về nước sẽ sinh sống tại Hà Nội, vợ chồng chị Thơ (Hà Tĩnh) đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản vay 3 tỷ đồng để mua nhà. Trước đây, khi đồng Yên Nhật còn được giá, công việc thuận lợi, anh chị được xếp vào “top” những người có thu nhập ổn. Lúc này số tiền 30 triệu đồng mỗi tháng chi trả cho ngân hàng không còn là vấn đề, nhưng đến nay, khi đồng Yên giảm, lãi suất tăng, cộng thêm số tiền cho các con học trường quốc tế và rất nhiều chi phí khác khiến cuộc sống gia đình chị Thơ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. 

Thời điểm trước, các ngân hàng tung ra hàng loạt các gói vay ưu đãi lãi suất cho người mua nhà. Nhưng đến nay, khi nguồn vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản bị hạn chế, thời gian ưu đãi của các gói tín dụng cũng kết thúc. Rất nhiều người vay nợ rơi vào cảnh lao đao do số tiền chi trả cho ngân hàng hàng tháng quá cao, đồng thời cơ hội vay mua nhà với nhiều người cũng bị thu hẹp. Dự báo trong thời gian tới, tình trạng này sẽ còn nghiêm trọng bởi một khi lãi suất huy động vốn tăng thì lãi vay cũng sẽ tăng lên.

Lãi suất tăng sẽ có hiệu quả trong việc giảm sức ép tỷ giá, giúp kiểm soát lạm phát tốt hơn. Song, nếu tốc độ lãi suất tăng nhanh như hiện tại lại đe dọa tình hình tăng trưởng, phục hồi kinh tế. Và đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và ảnh hưởng nhiều nhất chính là người dân và các doanh nghiệp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

“Sóng ăn theo” đã lan đến nhà tập thể cũ

Diễn biến “lạ” tại thị trường căn hộ phía Nam: Nguồn cung dồi dào nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 10%

Muôn kiểu thoát hàng “ế” của doanh nghiệp bất động sản

Thị trường đấu giá đất: Hết “sốt” nhưng chưa hết lo

Đề xuất bỏ đấu thầu, chỉ định chủ đầu tư NOXH để rút ngắn 500 ngày thủ tục

Hà Nội: Biệt thự triệu đô nhưng giá thuê chạm đáy

Số phận long đong của mặt bằng giá 1 tỷ/tháng tại đất vàng Tp.HCM: Quán của Vạn Thịnh Phát đóng cửa, Chagee đến thuê

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025