Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình
Thứ sáu, 31/05/2024-14:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Dự án Công viên văn hóa – vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông có diện tích hơn 95 ha. Khi hoàn thành, nó sẽ là công viên rộng thứ 2 Hà Nội, chỉ sau công viên Yên Sở.
BÀI LIÊN QUAN
Hà Nội: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Sóc Sơn, diện tích hơn 1.600 haHà Nội quy hoạch đô thị theo 5 vùng, áp dụng mô hình “thành phố trong Thủ đô” với 3 thành phố mớiTin bất động sản Vũng Tàu: Dự kiến quy hoạch nhiều khu công nghiệp gần đường cao tốc
Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (Hà Nội) nằm trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng, có tổng mức đầu tư trên 1.250 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ năm 2024-2027.

Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng hơn 95 ha. Với diện tích này, công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông sẽ là công viên được đầu tư công lớn nhất Hà Nội, gần gấp đôi công viên Thống Nhất (50 ha) và gần gấp 5 lần công viên Hoà Bình (20 ha). Nó chỉ nhỏ hơn một công viên do tư nhân đầu tư là công viên Yên Sở (323 ha của tập đoàn Gamuda).

Hiện diện tích đất đã giải phóng mặt bằng hơn 55 %. Công viên này cách ngã tư Sở khoảng 9 km về phía Tây nam và cách hồ Gươm khoảng 14 km.

Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông sẽ có hồ điều hòa và đảo với diện tích mặt thoáng trên 35 ha; khu công viên văn hóa gồm 19 khu vực khác nhau như khu phục vụ dã ngoại, nhà hàng ẩm thực, chòi ngắm cảnh ven hồ, chòi đánh cờ tướng, quảng trường nhạc nước, quảng trường văn hóa, lễ hội.

Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông khi hoàn thành sẽ giúp giải “cơn khát” công viên. Quận Hà Đông rộng gần 50 km, gấp 9 lần quận Hoàn Kiếm với dân số hơn 400.000 người. Tuy vậy, trong vài chục năm qua quận không có công viên. Một công viên khác trên địa bàn quận là công viên Thiên văn học do xây dựng sai quy hoạch nên dù làm xong vẫn phải đóng cửa nhiều năm. Đến đầu năm 2024, công viên đó mới tạm được mở cửa.

Dự án cũng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn của quận Hà Đông, góp phần thiết lập trục không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa cho các tuyến đường lớn trong khu vực, như Vành đai 3,5, đường Phúc La - Văn Phú và khu vực lân cận như khu đô thị mới Văn Phú, Phú Lương, Kiến Hưng…

Trước đó mặc dù công viên được phê duyệt từ năm 1998 nhưng sau hơn 20 năm, dự án vẫn chưa được thực hiện. Đến nay dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao quận Hà Đông vẫn là bãi đất trống. Xung quanh khu vực dự án được quây tôn, có bảo vệ canh gác, hạn chế người ra vào.

Tháng 11/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 . Sau đó, hàng loạt công việc khác như lập báo cáo đề xuất chủ trương, thi tuyển phương án thiết kế, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mới được triển khai.

Bên trong dự án có nhiều sân thể thao hoạt động, ngổn ngang vật liệu xây dựng của các đơn vị đã thuê mặt bằng để làm nhà hàng, khu dịch vụ trước đây. Sau khi dư luận lên tiếng, quận Hà Đông đã yêu cầu các đơn vị thuê mặt bằng phải di dời khỏi dự án.

Bên cạnh đó, dự án gặp khó khăn khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng trên hơn 30 ha đất lúa từ 2 vụ trở lên thành đất phi nông nghiệp để thực dự án; trong đó gần 24 ha thuộc phường Kiến Hưng và hơn 0,6 ha thuộc phường Hà Cầu.

Trong khu vực nghiên cứu có Khu di tích Quốc gia Nhà thờ Hoàng Trình Thanh và Từ chỉ họ Hoàng đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; khu Nhà Quàn, đền thờ Thần Nông của làng Đa Sỹ - công trình phục vụ nhu cầu tâm linh, văn hóa lâu đời của người dân làng Đa Sỹ.
Theo: antt.nguoiduatin.vn
Copy link
Chia sẻ:
Cùng chủ đề
Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ
Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá
Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội
Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi
Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí
Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính
Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ
Tin được tài trợ
Đăng tin bán bất động sản miễn phí như thế nào cho hiệu quả?
Nền tảng đăng tin và tìm kiếm bất động sản lớn nhất cả nước. Mua bán, cho thuê, sang nhượng bất động sản dễ dàng với hơn 1,2 triệu lượt truy cập mỗi tháng.Tra cứu quy hoạch toàn quốc miễn phí chỉ cần click ngay
Tra cứu thông tin 2 loại quy hoạch quan trọng nhất là quy hoạch xây dựng & quy hoạch kế hoạch sử dụng đất mới nhất chỉ trên 1 ứng dụngCông cụ đơn giản cho nhà môi giới dễ dàng chốt deal nhanh giao dịch
Hỗ trợ nhà môi giới chăm sóc khách hàng, quản lý kho hàng, tự động số và khớp nhu cầu với nguồn hàng,... đẩy nhanh quá trình giao dịchSiêu chat chuyên biệt cho giao dịch Bất động sản 4.0
Trở thành nền tảng lõi kết nối toàn bộ các sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ bất động sản Meey Land. Trở thành công cụ không thể thiếu cho bất cứ ai khi tham gia vào chuỗi giao dịch bất động sản dự án hay thổ cư trong nước và quốc tế.Tin mới cập nhật
Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC
31/03/2025
Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại
31/03/2025
Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?
31/03/2025
Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"
31/03/2025
Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội
28/03/2025