meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hơn 1.000 tỷ đồng của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được cam kết cho vay 

Thứ năm, 27/07/2023-09:07
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay đã có BIDV và Agribank cam kết cho vay hơn 1.000 tỷ đồng thuộc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

12 dự án được cam kết cho vay

Theo Tạp chí điện tử Kinh doanh, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà thầu xây dựng, người mua nhà… được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông qua việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. 

Gói tín dụng này từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với mức lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường. Đối tượng áp dụng là chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. 


Agribank là một trong hai ngân hàng đã cam kết cho vay tín dụng cho các dự án thuộc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Agribank là một trong hai ngân hàng đã cam kết cho vay tín dụng cho các dự án thuộc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Theo bà Giang, hiện đã có hai ngân hàng cam kết cho vay tín dụng dụng với tổng số tiền lên tới 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, ngân hàng BIDV đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 1 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, số tiền cấp tín dụng khoảng 95 tỷ đồng; ngân hàng Agribank cam kết cho vay 1 dự án tại tỉnh Quảng Ninh với số tiền tín dụng là 950 tỷ đồng và đang tiếp cận gần 10 dự án khác tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nam, Quy Nhơn, Lâm Đồng…

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, hiện có 105 dự án đã được cấp phép, đang được đầu tư thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng. Tính đến giữa tháng 7, có 37 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 42.460 tỷ đồng, đủ điều kiện vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bộ Xây dựng thông tin số dự án này sẽ được UBND các tỉnh, thành phố rà soát, công bố trong thời gian tới. 

Đã có 5 địa phương gồm Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Trà Vinh, Bình Dương, Tây Ninh đã công bố danh mục 11 dự án đủ điều kiện vay tín dụng, các dự án này có nhu cầu vay 2.681 tỷ đồng từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. 


11 dự án tại 5 địa phương gồm (Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Trà Vinh, Bình Dương, Tây Ninh đủ điều kiện vay tín dụng. Ảnh minh họa.
11 dự án tại 5 địa phương gồm (Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Trà Vinh, Bình Dương, Tây Ninh đủ điều kiện vay tín dụng. Ảnh minh họa.

Triển khai nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi 

Bên cạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai chương trình cho vay đối với thủy sản, lâm sản với quy mô 15.000 tỷ đồng (cao hơn dự kiến đặt ra là 10.000 tỷ đồng). Nguồn vốn từ chính nguồn lực của các ngân hàng thương mại với mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1 - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của ngân hàng. 

Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nông nghiệp chủ lực như lúa gạo, cà phê… 

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, tính đến cuối tháng 6/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất toàn hệ thống đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, dư nợ đạt hơn 56.000 tỷ đồng cho gần 2.100 khách hàng. 

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin: “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp là vấn đề đang được Chính phủ, Thủ tướng, các cấp các ngành, các địa phương, các Hiệp hội ngành nghề đặc biệt quan tâm nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Hiện tín dụng 6 tháng đầu năm vẫn tăng chậm so với cùng kỳ các năm trước. Đến ngày 30/6/2023, tín dụng đối với nền kinh tế mới chỉ tăng 4,73% so với cuối năm 2022”.


Đến nay đã có 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản....
Đến nay đã có 12 ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản....

Bên cạnh tín dụng thương mại, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cũng được tạo điều kiện, triển khai mạnh mẽ. Tính đến 30/6/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 304.431 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2022. 

Tuy nhiên, tín dụng nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước đó, đạt khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022, phản ánh khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối. 

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận định chưa bao giờ việc điều hành chính sách tiền tệ lại khó khăn như hiện nay. Việc tăng hay giảm lãi suất, làm sao có thể hài hòa giữa chất lượng tín dụng với tăng trưởng tín dụng, giải quyết nợ xấu, đảm bảo an ninh tài chính của nền tài chính quốc gia, sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng là những bài toán rất khó. 

"Đây là nhiệm vụ rất khó của Ngân hàng Nhà nước. Nếu như mở điều kiện thì tín dụng có thể tăng ồ ạt sẽ để lại sự mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng ngay trong ngắn hạn; câu chuyện nợ xấu và sự suy giảm sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng; chưa kể đến lãi suất và cung tiền, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát... ”, ông Tú nói.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, trong nửa cuối năm 2023 sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra. Song song với đó, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế. 

Nhận định về sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam, ông Ketut Ariadi Kusuma, chuyên gia tài chính cao cấp về Ngân hàng/Tài chính của World Bank, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam nói: “Hiện tại sức cầu đang suy yếu, ảnh hưởng tới thu nhập và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp. Tôi thấy số liệu thống kê của doanh nghiệp niêm yết cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn đang là 60%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không có nhu cầu vay. Tình trạng sức cầu yếu cần được xử lý thông qua chính sách kích thích tổng cầu, đẩy mạnh đầu tư công”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025