meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hết quý IV/2022, Hà Nội sẽ xử lý xong các dự án “ôm đất vàng”

Chủ nhật, 24/04/2022-10:04
Đây là yêu cầu của HĐND TP Hà Nội nêu trong Nghị quyết vừa ban hành, về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. 

Chốt thời hạn xử lý các dự án vi phạm

Theo Tiền phong, HĐND TP Hà Nội yêu cầu UBND TP tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ, giải pháp đã được HĐND TP nêu trong Nghị quyết, các kiến nghị sau giám sát, tái giám sát của HĐND TP để tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn TP.

UBND TP được giao xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Theo đó, trong quý II/2022, đảm bảo tập trung xong công tác hậu kiểm các kết luận thanh tra, kiểm tra để phân loại, đề xuất xử lý theo các nhóm dự án vi phạm. Hết quý IV/2022, phấn đấu thực hiện xử lý xong các dự án chây ì, tiếp tục vi phạm.


Một dự án đã bị bỏ hoang nhiều năm tại ngoại thành Hà Nội.
Một dự án đã bị bỏ hoang nhiều năm tại ngoại thành Hà Nội.

Trên cơ sở tăng cường kỷ cương trong quản lý đầu tư và quản lý sử dụng đất đai, Nghị quyết nêu rõ UBND TP cần "phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ đầu mối giải quyết, rõ quy trình trong giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý".

HĐND TP yêu cầu tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư đủ điều kiện, thúc đẩy các chủ đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng đất có hiệu quả.

Nghị quyết nêu rõ: “Kiên quyết xử lý dứt điểm đối với các dự án chậm thực hiện đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng còn tồn đọng; các trường hợp cố ý chây ì, tiếp tục vi phạm thì kiên quyết thu hồi các dự án theo quy định của pháp luật”. 

HĐND TP cho rằng cần tiếp tục đôn đốc, giám sát đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, cam kết thời hạn sớm đưa dự án vào sử dụng theo tiến độ và quy định của pháp luật đối với các dự án đã giải phóng xong mặt bằng, đang xây dựng công trình hoặc đã xây dựng một phần nhưng đến nay đang ngừng thực hiện.

Xử lý nghiêm các trường hợp có vi phạm

Với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Nghị quyết của HĐND TP yêu cầu phải tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với từng dự án theo quy định của pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và các quy định pháp luật liên quan đối với trường hợp chây ì, tiếp tục vi phạm.

Ngoài ra cần tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định, tăng cường công tác kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đôn đốc từng chủ đầu tư dự án, tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính; Rà soát các dự án nợ nghĩa vụ tài chính kéo dài, các dự án nợ nghĩa vụ tài chính với số tiền lớn, chây ì không thực hiện.


Dự án bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Dự án bị bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

HĐND TP cũng cho rằng, cần rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm, cụ thể từng dự án theo quy định pháp luật về quy hoạch và xây dựng đối với các dự án xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng, không có giấy phép xây dựng (đối với công trình phải có giấy phép xây dựng), vi phạm trật tự xây dựng.

Nghị quyết lưu ý không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư khi chưa nghiên cứu, rà soát, báo cáo về sự phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; không xem xét đề xuất điều chỉnh dự án, tham gia đấu giá, đấu thầu để thực hiện dự án đầu tư khác đối với các chủ đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng mà chưa khắc phục các vi phạm, chưa chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

HĐND TP yêu cầu tổ chức kiểm tra, thanh tra, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và có biện pháp xử lý nghiêm theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật đối với các dự án có các vi phạm pháp luật đất đai khác như sử dụng đất sai mục đích; cho thuê, cho mượn đất; chậm hoàn thành các thủ tục đất đai; chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đúng quy định, huy động vốn trái phép.

UBND các quận, huyện, thị xã cần thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng…


Tình trạng bỏ hoang cũng xuất hiện ở nhiều dự án trên địa bàn thành phố.
Tình trạng bỏ hoang cũng xuất hiện ở nhiều dự án trên địa bàn thành phố.

Giám sát chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra; giám sát việc xử lý các vi phạm đối với chủ đầu tư của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm…

Trước đó, cuối tháng 3/2022, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý các dự án có vi phạm pháp luật đất đai nêu rõ, hiện trên địa bàn thành phố có 33 dự án vi phạm luật đất đai chưa xử lý.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn 91 dự án, với tổng diện tích 500 ha, chậm tiến độ, không sử dụng đất, để hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất. Đồng thời, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đang kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất với 29 dự án, tổng diện tích 1.844,3 ha.

Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định: Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng thì bị thu hồi.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Theo: Tiền Phong
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025