meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội ngăn chặn tình trạng trục lợi nhà ở xã hội tại

Thứ ba, 01/02/2022-14:02
Nhà ở xã hội được Nhà nước dành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giải quyết nhu cầu ở cho những đối tượng khó khăn, người có thu nhập thấp. Nhưng trên thực tế, nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách sử dụng nhà ở xã hội không đúng mục đích. 

Sử dụng nhà ở xã hội không đúng mục đích

Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện nay các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội là rất lớn. Họ chủ yếu là người có công với cách mạng, công nhân tại các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp, công chức, viên chức... 

Việc xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhà ở xã hội được thành phố quan tâm trong thời gian qua. Nhiều dự án nhà ở xã hội được các chủ đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách triển khai thực hiện. 

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, Thủ đô Hà Nội đã có 23 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cung cấp cho thị trường 12.659 căn hộ tương đương hơn 1,2 triệu mét vuông sàn. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố hiện có 43 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai, dự kiến sẽ cung cấp 49.721 căn hộ, tương đương với 3,56 triệu mét vuông sàn. 


Thành phố Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội.
Thành phố Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội.

Thành phố Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên nguồn cung của loại hình bất động sản này vẫn chưa thể đáp ứng được lượng cầu rất lớn hiện tại. 

Cung không đủ cầu nhưng lại xuất hiện tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”. Các quy định để được thuê, thuê mua, mùa nhà ở xã hội đã được nêu rõ trong hệ thống pháp luật nước ta. Đó là người dân phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện như thuộc đối tượng được hỗ trợ, thu nhập thấp, chưa có nhà ở hoặc nhà ở không đảm bảo điều kiện sinh sống... Từ cơ sở đó, chủ đầu tư, Sở Xây dựng xem xét duyệt hồ sơ đăng ký. 

Ông Bùi Tiến Thành, Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, về cơ bản việc xét duyệt được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục đúng quy định. Tuy nhiên, trong thực tế khi kiểm tra, giám sát việc sử dụng nhà ở xã hội, Sở Xây dựng và chính quyền địa phương đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp sử dụng không đúng mục đích, như bán, cho thuê lại, không sử dụng căn hộ. 

Có thể kể đến các trường hợp vi phạm điển hình như dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp Ecohome 1 có 200 trường hợp và Ecohome 2 (tại quận Bắc Từ Liêm) có 158 trường hợp; dự án nhà ở xã hội tại ô đất CC-1, lô đất N1+N3 thuộc Khu đô thị Quốc Oai (huyện Quốc Oai) có 65 trường hợp; dự án nhà ở xã hội ở ngõ 622 phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) phát hiện 57 trường hợp. Đặc biệt tại dự án Tổ hợp văn phòng, dịch vụ, thương mại và nhà ở xã hội có địa chỉ tại số 30 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy) còn xuất hiện tình trạng cải tạo thông 2 căn hộ. 

Chấn chỉnh tình trạng sử dụng nhà ở xã hội sai mục đích

Trưởng phòng Phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết nguyên nhân để xảy ra tình trạng nhà ở xã hội tại địa bàn thành phố sử dụng sai mục đích. Đó là do chủ đầu tư và UBND các quận, huyện, thị xã, những nơi có dự án nhà ở xã hội chưa làm thật sự tốt việc giám sát sử dụng nhà ở xã hội. Đến khi phát hiện có sai phạm thì chính quyền tại các địa phương này lại chưa quan tâm đến việc xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. 

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ để giảm giá khi bán ra giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội có cơ hội an cư. Do đó, cần phải có các chế tài xử phạt nặng đối với những trường hợp sử dụng nhà ở xã hội không đúng mục đích, không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách. 

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành chuyên đề “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Chuyên đề nhằm triển khai Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025” nhằm chấn chỉnh tình trạng sử dụng không đúng mục đích nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.  


Nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng nhà ở xã hội sai mục đích.
Nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng nhà ở xã hội sai mục đích.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, trong giai đoạn từ 2021 đến 2025, Thủ đô Hà Nội xác định 5 giải pháp cụ thể. Trong đó có tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã với Sở Xây dựng để kiểm tra danh sách các đối tượng được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, xác định đúng đối tượng được hỗ trợ về nhà ở xã hội. Đồng thời tập trung tăng cường giám khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đặc biệt khi phát hiện các trường hợp không điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định thì các địa phương và chủ đầu tư thông báo tới Sở Xây dựng để xử lý. Việc giám sát sử dụng nhà ở xã hội, giám sát đối tượng sau khi được mua, thuê, thuê mua nhà cũng cần được UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư thực hiện triệt để hơn nữa. Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu đơn vị Công an thành phố thông qua quản lý nhân khẩu để kiểm tra thường xuyên, xác định các trường hợp bán lại, cho thuê lại, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích nhà ở xã hội.

Ông Mạc Đình Minh cho biết về phía Sở Xây dựng Hà Nội, Sở đã thực hiện xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu các đối tượng đã được hưởng chính sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Danh sách đối tượng dự kiến được duyệt mua, thuê nhà ở xã hội khi được chủ đầu tư báo cáo thì Sở sẽ dựa vào cơ sở sẵn có để kiểm tra. Nhằm loại bỏ các trường hợp được hưởng hỗ trợ nhiều lần hoặc các trường hợp không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật. Kế hoạch kiểm tra các nhà chung cư nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố cũng đã được Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện. 

Có thể thấy để hạn chế tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra” trong việc sử dụng nhà ở xã hội tại Hà Nội. Các đơn vị chức năng có liên quan đã nhanh chóng triển khai các biện pháp giám sát, kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm. Nhằm tạo sự công bằng, minh bạch để những đối tượng được hưởng chính sách thật sự có thể thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội, giúp người dân có thể “an cư lạc nghiệp”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025