meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đoạn trên cao tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội khó đi vào vận hành cuối năm 2022

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Chủ đầu tư và nhà tài trợ nhận định, kế hoạch chạy metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao cuối năm 2022 khó khả thi do gói thầu Depot Nhổn mới đạt 70%.

Ngày 31/7, ông Lê Trung Hiếu, Phó giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, đoạn trên cao tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội còn rất nhiều vướng mắc nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư. Do đó, nếu không kịp thời tháo gỡ, dự án sẽ chậm tiến độ so với kế hoạch.

Hiện vướng mắc lớn nhất là gói thầu CT5 (các công trình kiến trúc Depot) do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) là nhà thầu. Trong thư gửi Thủ tướng mới đây, liên danh các nhà tài trợ gồm Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan phát triển Pháp và Tổng cục Kho bạc Pháp cho rằng "việc vận hành trước đoạn trên cao vào cuối năm 2022 dường như không còn khả thi".

Phía các nhà tư vấn nhận định Hancorp không đủ năng lực hoặc không quyết tâm hoàn thành hợp đồng đã ký kết. Việc xây dựng Depot nếu không hoàn thành thì các gói thầu liên quan như điện, thiết bị phòng điều khiển và hệ thống giám sát không thể tiếp tục, gây hậu quả tài chính.


Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội chạy thử qua đoạn nút giao thông Mai Dịch hồi tháng 7/2021.
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội chạy thử qua đoạn nút giao thông Mai Dịch hồi tháng 7/2021.

Hancorp phụ trách gói thầu CT5 (khu Depot Nhổn) gồm nhà điều hành và các nhà chứa tàu, nhà bảo dưỡng, kỹ thuật điện và công trình phụ trợ. Gói thầu này có giá trị dự toán là gần 800 tỷ đồng, tiến độ tổng thể đến nay đạt hơn 77%. Theo kế hoạch ban đầu gói thầu CT5 phải hoàn thành vào ngày 12/2/2018, tuy nhiên cho đến nay dự kiến tháng 12/2022 mới hoàn thành, chậm 5 năm so với kế hoạch đặt ra.

Theo đánh giá của MRB, việc thi công của Hancorp ở Depot trong thời gian qua không có nhiều tiến triển. Hiện nay, nhà thầu này mới chỉ thi công chủ yếu 3/14 hạng mục chính của Depot. 

Nhà thầu Hancorp đã hoàn thiện các thủ tục ký hợp đồng nội bộ với một số nhà thầu phụ để thi công trên công trường. Tuy nhiên, đến ngày 25/7, nhà thầu vẫn chưa triển khai ba ca đồng loạt theo cam kết và theo chỉ đạo của UBND thành phố.

Về việc nhà thầu nước ngoài ngừng thi công, dọa chấm dứt hợp đồng tại gói thầu thi công ngầm (gói thầu số 3), các nhà tài trợ ghi nhận chính quyền TP Hà Nội đã chỉ đạo giải quyết tình trạng chậm bàn giao và giải phóng mặt bằng. Là tiền đề để nhà thầu có thể thi công trở lại.

Gói thầu số 3 này hiện nay đã bị dừng một năm, từ tháng 7/2021, nhà thầu liên danh Hyundai - Ghella lấy lý do vướng mặt bằng tại ga S11 và các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm chưa được di dời nên tạm dừng thi công toàn bộ gói thầu (trong đó có ga S12). Vào năm 2019, cũng tại gói thầu thi công ngầm này, nhà thầu từng yêu cầu chủ đầu tư bồi thường 81 triệu USD do chậm được giải ngân và bàn giao mặt bằng.

Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, trong đó đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5 km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4 km. Depot đặt tại Nhổn có tổng diện tích 15 ha.

Năm 2009 dự án được khởi công, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, dự án đã có 4 lần lùi tiến độ, dự kiến thời điểm hoàn thành dự án là vào năm 2029, tròn 20 năm kể từ ngày khởi công. 

Việc chậm tiến độ cũng làm tăng chi phí, tổng mức đầu tư dự án được đề xuất là 34.530 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 4.905 tỷ đồng (tương đương 202,81 triệu Euro).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025