Đà Nẵng: Thị trường bất động sản cần tín hiệu tích cực để phục hồi
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, bất động sản Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại đang gặp khó khăn. Một giám đốc truyền thông của “ông lớn” bất động sản tại Đà Nẵng chia sẻ, thị trường hiện nay quá khó khiến nhiều doanh nghiệp phát triển bất động sản phải hoạt động cầm chừng. Gần như cả tháng qua, thị trường không có giao dịch nào thành công.
Khoảng cuối tháng 5/2022, sàn giao dịch M. trên địa bàn quảng cáo một dự án chuẩn bị mở bán những Block đất nền cuối cùng tại Đà Nẵng với mức giá dự kiến từ 50 - 55 triệu đồng/m2 (đường 7.5m) và 75-80 triệu/m2 (đường 10.5m). Bình luận về mức giá này, theo ý kiến các lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp địa ốc cho rằng: “Thị trường thì gần như “đóng băng”, giao dịch không thực hiện được. Chưa kể với mức giá trên thì các nhà đầu tư có thể mua sản phẩm đất nền trong trung tâm TP. Đà Nẵng, thậm chí mua được nhà ở”.
Đà Nẵng chào đón cơ hội thu hút nguồn vốn FDI chất lượng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thực tế đã tạo ra một lực đẩy rất quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của thành phố Đà Nẵng. Giữa bối cảnh phức tạp như hiện nay của thế giới, Đà Nẵng với những lợi thế tiềm năng, cơ hội của mình vẫn có khả năng thu hút được những nguồn vốn đầu tư FDI chất lượng một cách hiệu quả nhất.Đà Nẵng tập trung phát triển hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư
Qua một thời gian dài bị ngưng trệ do đại dịch Covid-19, thành phố Đà Nẵng sẽ phân bổ, điều chỉnh vốn, tập trung thi công, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư.Đất nền Đà Nẵng thanh khoản kém, đưa môi giới đi vào “ngõ cụt”
Đất nền tại TP. Đà Nẵng hiện tại rất khó bán, ngay cả khi chủ sở hữu đã giảm giá kịch sàn, cắt lỗ thì cũng không thấy người hỏi mua. Đã nhiều tháng nay, những môi giới ôm quá nhiều lô đất ký gửi nhưng không thể thoát hàng đã phải vay mượn tiền để sống qua ngày.
Khảo sát xung quanh thị trường bất động sản Đà Nẵng có thể thấy, bối cảnh hiện tại hết sức ảm đạm và có mức tiêu thụ sụt giảm. Nhà đầu tư thưa thớt, gần như rút hết ra khỏi thị trường, các dự án mới khan hiếm, hầu hết người mua là người dân có nhu cầu ở thực và có “tiền tươi”.
Nhận xét về tình trạng trên thị trường, một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm cho rằng, động thái siết tín dụng vào bất động sản của ngân hàng là một trong những nguyên nhân lớn nhất. “Trước đây nếu đi vay 5 đồng, khi đáo hạn thì vẫn được ngân hàng cho vay 5 đồng, thậm chí lên 7 - 8 đồng. Nhưng hiện tại cũng vay số tiền đó nhưng đến khi đáo hạn thì bị ngân hàng rút đi 1 -2 đồng. Vì thế, dù công nhận hay không thì nguồn vốn từ ngân hàng vẫn rất lớn đối với thị trường bất động sản. Do đó, ngay khi bị ngắt dòng tiền thì thị trường sẽ rơi vào khó khăn” - Ông nói.
Tuy nhiên, dù thị trường vẫn đang trầm lặng, thanh khoản kém nhưng giá bất động sản Đà Nẵng và những khu vực xung quanh vẫn “neo” ở mức rất cao. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, đơn vị này không đưa ra chính sách siết tín dụng bất động sản, tuy nhiên theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 39/2016 lại đưa ra nhiều đề xuất mang tính thắt chặt dòng tiền vào thị trường này.
Tại dự thảo mới đây, Ngân hàng Nhà nước đề xuất xây dựng quy định chặt hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ,... của những khoản vay mua nhà sử dụng thực, nhất là với những khoản vay lớn.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng bổ sung thêm nhiều nhu cầu vốn yêu cầu các ngân hàng thương mại không được: Cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong giao dịch với bên thứ 3; Cho vay thanh khoản tiền cọc dự án hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện; Không cho vay bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa…
Ông Đỗ Minh Dương – Một chuyên gia bất động sản cảnh báo các nhà đầu tư: “Theo tôi, thị trường vẫn tiếp tục khó khăn trong giai đoạn tới. Vì vậy, nhà đầu tư và khách hàng phải tỉnh táo khi tham gia thị trường, không nên nghe những lời giới thiệu hoa mỹ, chạy theo “sóng” để tránh bị “ôm bom””.