meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CPI tháng 7 tăng nhẹ 0,4%

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Sáng ngày 29/7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.

Theo tienphong.vn, số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân 7 tháng đầu của năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. 

Nguyên nhân làm tăng CPI trong 7 tháng năm 2022 theo Tổng cục Thống kê, do giá thịt lợn tăng cao. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng. Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 7 tăng.

So với tháng 6, CPI tháng 7 tăng 0,4% (khu vực thành thị tăng 0,42%; khu vực nông thôn tăng 0,37%). Trong tháng 7/2022, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá so với tháng trước đó. 


Một trong những nguyên nhân khiến CPI 7 tháng tăng là do giá thịt lợn tăng cao. 
Một trong những nguyên nhân khiến CPI 7 tháng tăng là do giá thịt lợn tăng cao. 

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,37%, khiến CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm. Trong đó, lương thực tăng 0,31% (tác động CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 1,6% (tác động tăng 0,34 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 1,28% (tác động CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm). 

Nhờ kiểm soát được dịch Covid-19, ngành du lịch được mở cửa trở lại nên nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 1,99%; du lịch nước ngoài tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 1,99%; du lịch ngoài nước tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 0,76% khi nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào dịp hè.

Giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,49% do giá điện sinh hoạt tháng 7 tăng 1,86% so với tháng trước. Nhu cầu sử dụng nước tăng mạnh trong mùa hè do đó giá nước sinh hoạt tăng 0,84%. Giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 1,09%. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,63%.

Giá thịt lợn tăng 4,29% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm. Tính đến ngày 25/7/2022, giá thịt lợn hơi cả nước dao động khoảng 65,000-72,000 đồng/kg.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Cụ thể, nhóm giao thông giảm 2,85%, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/7/2022, 11/7/2022, 21/7/2022 làm giá xăng giảm 8,68%; giá dầu diesel giảm 4,03%. Việc giảm giá này làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm. 

Ngược lại, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,16% do đang mùa cao điểm du lịch; giá xe máy tăng 0,98%, giá xe đạp tăng 0,47%, giá xe ô tô mới tăng 0,36%. Nguyên nhân là do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng chủ yếu từ Trung Quốc. 


Giá xăng dầu đã tác động lớn tới chỉ số CPI 7 tháng năm 2022.
Giá xăng dầu đã tác động lớn tới chỉ số CPI 7 tháng năm 2022.

Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 7 tháng năm 2022 cũng được Tổng cục Thống kê chỉ ra. Trong đó có giá các mặt hàng thực phẩm 7 tháng năm 2022 giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm. 

Giá thịt lợn giảm 18,97% (mặc dù tháng 7/2022 giá thịt lợn tăng trở lại do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nhưng tính chung 7 tháng năm 2022 giá thịt lợn giảm); giá nội tạng động vật giảm 8,71%; giá thịt chế biến giảm 3,36%.

Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,42% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.

Trước những áp lực lạm phát gia tăng trong thời gian qua, Tổng cục Thống kê cho biết Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. 

Lạm phát cơ bản tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Tổng cục Thống kê cho rằng, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025